Bài 1 – Cách thức hoạt động của Search Engines

Search Engines gần như trở thành một phần không thể thiếu trong thời đại có công nghệ phát triển như hiện nay. Chúng cung cấp cho người dùng đa dạng thông tin về sản phẩm, tin tức, thời tiết, dịch vụ,… gần như là ngay lập tức. Vậy Search Engines là gì? Và chúng hoạt động thế nào để cho ra được những kết quả theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng?

Search Engines là gì?

Search Engines hay còn được gọi là Công cụ tìm kiếm trong tiếng Việt. Đây là một hệ thống phần mềm truy cập Internet phổ biến được dùng để tra cứu, tìm kiếm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay tin tức,… 

Khi có nhu cầu tìm kiếm, người dùng sẽ cần phải nhập những từ hoặc cụm từ mong muốn vào khung tìm kiếm để nhận được kết quả trả về là những website, hình ảnh, video, bản đồ, địa chỉ,… có thông tin liên quan đến nội dung cần tìm.

Những cụm từ đó được gọi là từ khóa (keyword). Đồng thời, các kết quả hiển thị có chứa từ khóa đó hay có liên quan đến từ khóa đó sẽ được sắp xếp theo một thứ tự nhất định bằng các thuật toán tìm kiếm của Search Engine. Do không hề bị can thiệp bởi con người, các kết quả trả về này được gọi là kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Search Traffic).

Cách thức hoạt động của Search Engines như thế nào?

Trên thực tế, công cụ tìm kiếm như Google đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sử dụng nó như một công cụ để học tập, một công cụ để mua sắm, để vui chơi và giải trí và quan trọng hơn là phục vụ cho kinh doanh. 

Vậy có bao giờ bạn thắc mắc đều gì sẽ xảy ra khi bạn nhập truy vấn, đặt câu hỏi và nhấp vào tìm kiếm? Công cụ tìm kiếm sẽ làm việc như thế nào để ra được quyết định và trả về kết quả tìm kiếm mong muốn và nó sắp xếp kết quả như thế nào giữa muôn vàn thông tin tương tự nhau?

Search Engines hoạt động như thế nào?
Search Engines hoạt động như thế nào?

Công cụ tìm kiếm (Search Engines) là các chương trình được lập trình rất phức tạp. Trước khi bạn nhập thông tin bạn cần tìm hiểu, Search Engines đã phải thực hiện rất nhiều công việc trước đó để trả về kết quả chính xác và chất lượng cho câu hỏi hoặc truy vấn của bạn. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn chính như sau:

Thu thập thông tin – Crawling

Các ng cụ tìm kiếm có một chương trình máy tính được gọi là trình thu thập dữ liệu web (gọi là Crawling), chịu trách nhiệm thu thập thông tin có sẵn ng khai trên Internet.

Nói một cách đơn giản, ng việc của các trình thu thập dữ liệu này (còn được gọi là “Crawler” hay “Bot”) là quét môi trường Internet và tìm các máy chủ (còn được gọi là máy chủ web) nơi lưu trữ các trang web. Từ đó, nó tạo một danh sách gồm tất cả các máy chủ web để thu thập thông tin và số lượng trang web được lưu trữ bởi mỗi máy chủ.

Sau đó, bot sẽ truy cập từng trang web và bằng các kỹ thuật khác nhau, nó cố gắng tìm hiểu xem web của bạn có bao nhiêu trang, bao nhiêu nội dung văn bản, hình ảnh, video hay bất kỳ định dạng nào khác (CSS, HTML, javascript,…). Ngoài ra, hik truy cập một trang web, nó cũng đi theo các liên kết ( follow links, backlinks, external link) để khám phá các nội dung có liên quan.

Bot được lập trình để làm điều này liên tục và theo dõi các thay đổi được thực hiện đối với một trang web để nó biết khi nào các trang mới được thêm hoặc xóa, khi các liên kết được cập nhật, v.v.

Thu Th­ập Thông Tin Crawling
Thu Th­ập Thông Tin Crawling

Vì sao cần quan tâm đến quá trình thu thập thông tin khi làm SEO?

Bạn muốn tối ưu hóa trang web của mình cho các ng cụ tìm kiếm nghĩa là bạn phải đảm bảo rằng các con Bot có thể truy cập trang web một cách chính xác, nếu nó không thể ‘đọc và hiểu’ trang web thì trang web chắc chắn sẽ không có thứ hạng cao và traffic từ ng cụ tìm kiếm.

Có hơn 130 nghìn tỷ trang riêng lẻ trên Internet ngày nay và trung bình hàng nghìn trang mới được xuất bản hàng ngày nên một con Bot sẽ có rất nhiều việc phải làm, do đó, bạn nên cố gắng để làm công việc của nó trở nên dễ dàng hơn.

Lập chỉ mục – Indexing

Chỉ thu thập dữ liệu là không đủ để xây dựng một ng cụ tìm kiếm hoàn chỉnh. Thông tin cần được tổ chức, sắp xếp và lưu trữ để có thể xử lý bằng thuật toán của ng cụ tìm kiếm trước khi cung cấp cho người dùng cuối và quá trình này được gọi là lập chỉ mục.

Các công cụ tìm kiếm thực hiện lưu trữ một cách tối ưu toàn bộ dữ liệu đã thu thập được của một trang web, bao gồm nội dung và các liên kết đến trang. Các dữ liệu này sẽ được mã hóa dưới dạng file text (văn bản) để có thể lưu lại với dung lượng thấp nhất và trích xuất được kết quả tìm kiếm nhanh nhất. Việc lập chỉ mục giúp Search Engines giảm thiểu tối đa thời gian trả về kết quả cho người dùng vì các con Bot không phải tìm thông tin trên từng website mỗi khi có người dùng tìm kiếm từ khóa.
Lập Chỉ Mục Indexing
Lập Chỉ Mục Indexing

Vì sao cần quan tâm đến quá trình lập chỉ mục (Indexing) khi làm SEO?

Nếu trang web của doanh nghiệp không xuất hiện trong chỉ mục của Search Engines thì chắc chắn nó sẽ không xuất hiện cho bất kỳ tìm kiếm nào. Chính vì vậy, nếu bạn có càng nhiều trang web trong chỉ mục thì càng có nhiều cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi có người dùng truy vấn.

Lưu ý, việc “xuất hiện trong kết quả tìm kiếm” có nghĩa là ở bất kỳ vị trí nào và không nhất thiết phải ở các vị trí cao hoặc ở trang đầu. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO để trang web được index.

Xếp hạng – Ranking

Bước thứ ba và cũng là bước cuối cùng trong quy trình là để các ng cụ tìm kiếm quyết định trang nào sẽ hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm và theo thứ tự nào khi ai đó nhập truy vấn. Các Search Engine dựa trên 2 tiêu chí chính là sự liên quan và độ phổ biến để đánh giá thứ tự của các kết quả tìm kiếm. Các kết quả tra cứu liên quan đến nhu cầu của người dùng được ưu tiên nhất sau đó mới xét đến độ phổ biến của từng kết quả.

Quá trình này cũng sẽ nhận được sự can thiệp gián tiếp của các thủ thuật SEO. Quá trình SEO sẽ khiến cho thuật toán của các Search Engine đánh giá cao một kết quả tìm kiếm nào đó và thay đổi thứ hạng của nó trong danh sách các kết quả tìm kiếm.

Xếp hạng - Ranking
Xếp hạng – Ranking

Thuật toán của các công cụ tìm kiếm

Trong những năm qua, các thuật toán xếp hạng của ng cụ tìm kiếm ngày càng phát triển và trở nên phức tạp. Ban đầu (những năm 2001), nó đơn giản là khớp truy vấn của người dùng với tiêu đề của trang nhưng sau này điều này không còn đúng nữa.

Thuật toán xếp hạng của Google tính đến nay có hơn 255 quy tắc được xử lý trước khi đưa ra quyết định và không ai biết chắc những quy tắc này là gì. Kể cả Larry Page và Sergey Brin (những người sáng lập Google), những người đã tạo ra thuật toán ban đầu.

Để dễ hiểu hơn, đây là một quy trình đơn giản hóa cách các yếu tố xếp hạng của ng cụ tìm kiếm:

Phân tích truy vấn người dùng

Bước đầu tiên là để các ng cụ tìm kiếm hiểu loại thông tin mà người dùng đang tìm kiếm. Để làm điều đó, Search Engine sẽ phân tích truy vấn của người dùng (cụm từ tìm kiếm) bằng cách chia nhỏ truy vấn đó thành một số từ khóa có ý nghĩa.

Ví dụ: khi bạn nhập “Cách pha cà phê”, Search Engines sẽ biết bạn đang tìm kiếm hướng dẫn về cách làm pha cà phê và do đó kết quả trả về sẽ chứa các trang web về cà phê có ng thức pha chế cà phê.

Nếu bạn tìm kiếm “Mua/bán đồ ….”, thì dựa vào từ mua/bán nó hiểu rằng bạn đang tìm mua/bán thứ gì đó và kết quả trả về sẽ bao gồm các trang web Thương mại điện tử và cửa hàng trực tuyến.

Machine learning (một nhánh của trí tuệ nhân tạo AI) đã giúp họ liên kết các từ khóa liên quan với nhau. Ví dụ: Search Engines biết rằng ý nghĩa của truy vấn “làm thế nào để thay một cái bàn” là giốngv với “làm thế nào để đổi một cái bàn”. Ngoài ra, Search Engines đủ thông minh để hiểu ngôn ngữ tự nhiên (bằng văn bản hoặc bằng lời nói trong trường hợp Tìm kiếm bằng giọng nói).

Phân tích truy vấn người dùng
Phân tích truy vấn người dùng

Tìm các trang phù hợp

Bước thứ hai là xem xét chỉ mục và quyết định trang nào có thể cung cấp câu trả lời tốt nhất. Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong toàn bộ quá trình đối với ng cụ tìm kiếm và chủ sở hữu web.

Các ng cụ tìm kiếm cần trả về kết quả tốt nhất, nhanh nhất có thể để làm cho người dùng hài lòng và dĩ nhiên chủ sở hữu web muốn trang web của họ được chọn để tăng lượt truy cập. Đây cũng là giai đoạn mà các kỹ thuật SEO có thể được áp dụng để ảnh hưởng đến quyết định của các thuật toán.

Dưới đây là 10 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính năng so khớp” và kết quả trả về:

  • Mức độ liên quan của tiêu đề và nội dung – Tiêu đề và nội dung của trang có liên quan như thế nào với truy vấn của người dùng?
  • Loại nội dung – Nếu người dùng yêu cầu hình ảnh, kết quả trả về sẽ chứa hình ảnh chứ không phải văn bản.
  • Chất lượng nội dung – Nội dung cần phải chất lượng, hữu ích và không thiên vị bất cứ trang nào, kể cả 2 web cùng ngành.
  • Chất lượng của trang web – Chất lượng tổng thể của một trang web là rất quan trọng. Google sẽ không hiển thị các trang từ các trang web không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của họ.
  • Ngày xuất bản – Đối với các truy vấn liên quan đến tin tức, Google muốn hiển thị kết quả mới nhất nên ngày xuất bản cũng được tính đến.
  • Mức độ phổ biến của một trang –  Một trang có nhiều tham chiếu (backlinks), từ các trang web khác được coi là phổ biến hơn các trang khác không có liên kết và do đó có nhiều cơ hội được các thuật toán chọn hơn. Quá trình này còn được gọi là Off-Page SEO.
  • Ngôn ngữ của trang – Người dùng được muốn được phục vụ bằng ngôn ngữ của họ và không nhất thiết là tiếng Anh.
  • Tốc độ trang web – Các trang web tải nhanh (khoảng 2-3 giây) có lợi thế hơn so với các trang web tải chậm.
  • Loại thiết bị – Người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động cần được cung cấp các trang thân thiện với thiết bị di động.
  • Vị trí – Người dùng tìm kiếm kết quả trong khu vực của họ, tức là “quán ăn ở HCM” sẽ được hiển thị kết quả liên quan đến vị trí của họ.

Các công cụ tìm kiếm có cho kết quả giống nhau không? 

Kết quả cho mỗi truy vấn trên các công cụ tìm kiếm có thể khác nhau vì chúng sử dụng những thuật toán độc quyền để lập chỉ mục và xếp hạng dữ liệu. Ngoài ra, sự phổ biến của Search Engine cũng tùy vào mỗi quốc gia. Phổ biến nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến ngay là Google vì Google Search đã chiếm trên 70% tổng thị phần trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở một số quốc gia thì Google không phải là lựa chọn hàng đầu.

Ví dụ: Công cụ tìm kiếm mặc định của người dân Trung Quốc là Baidu còn ở Nga là Yandex. Dù Google Search vẫn là công cụ dẫn đầu thị trường tại Việt Nam nhưng người dùng Việt cũng ưa chuộng Cốc Cốc.

 

Các Search Engine phổ biến nhất hiện nay

Các Search Engine phổ biến nhất hiện nay dựa theo số lượng người sử dụng trên toàn thế giới có thể kể đến như:

Google Search

Google Search là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới. Với hàng tỷ trang web được lập chỉ mục, Google cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và đáng tin cậy. Nó cũng cung cấp các tính năng bổ sung như Google Images, Google Maps, Google News và nhiều tính năng khác. Khả năng tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả đã giúp Google trở thành công cụ ưu tiên của người dùng trên toàn cầu.

Google tuyên bố sứ mệnh của mình là sắp xếp lại thông tin của thế giới, biến chúng trở nên dễ tiếp cận và hữu dụng. Chính vì vậy, thuật toán của Google ngày càng chính xác, quy mô cũng nhân rộng hơn và tạo ra nhiều ảnh hưởng. Dễ thấy nhất là sự phát triển của Google và nhu cầu tìm kiếm đã kéo theo hàng loạt các nhu cầu về SEO và dịch vụ SEO dần trở nên phổ biến hơn tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Công cụ tìm kiếm Google
Công cụ tìm kiếm Google

Baidu

Baidu là search engine phổ biến nhất tại Trung Quốc. Với khoảng 70% thị phần tìm kiếm trong nước, Baidu là công cụ tìm kiếm phổ biến mà người dùng Trung Quốc thường xuyên sử dụng. Baidu cung cấp các dịch vụ tương tự như Google, bao gồm tìm kiếm web, hình ảnh, video, âm nhạc và nhiều nội dung khác.

Công cụ tìm kiếm Baidu
Công cụ tìm kiếm Baidu

Bing

Bing cũng là một trong những công cụ tìm kiếm khá phổ biến được Microsoft phát triển. Hiện công cụ được dùng mặc định bởi hệ thống tìm kiếm và trợ lý ảo Cortana trên Windows 10. Với công nghệ của Microsoft, các kết quả tra cứu mà Bing đưa ra đều khá chính xác, đồng thời có thể gọi ý các kết quả hoặc thông tin liên quan đến sở thích, thói quen hoặc tình trạng của người dùng.

Một ưu điểm khác của Bing là tính năng Mục lưu (Saves), cho phép người dùng giữ lại kết quả tìm kiếm hoặc hình ảnh ưa thích để truy cập sau. Do với bookmark thông thường trên các trình duyệt khác thì công cụ này hiển thị bắt mắt hơn và có thể đồng bộ được với mọi thiết bị có kết nối cùng 1 tài khoản Microsoft.

Công cụ tìm kiếm Bing
Công cụ tìm kiếm Bing

Yahoo!

Tuy không nổi bật như Google hay Bing, Yahoo vẫn có tệp người dùng trung thành và bền vững nhờ khả năng tìm kiếm tương đối chính xác và ổn định. Công cụ này cho ra những kết quả tìm kiếm liên quan, dựa theo vị trí địa lý và thói quen tìm kiếm của người dùng. 

Công cụ tìm kiếm Yahoo
Công cụ tìm kiếm Yahoo

Yandex

Yandex là search engine phổ biến tại Nga và các quốc gia CIS (Liên bang Nga). Đối với người Nga, Yandex có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Google khi cho ra những kết quả tìm kiếm tốt hơn nhiều dù Google đã có hỗ trợ tiếng Nga. 

Yandex không chỉ cung cấp dịch vụ tìm kiếm web, mà còn cung cấp các dịch vụ khác trong hệ sinh thái như Yandex Mail, Yandex Map, lưu trữ điện toán đám mây và nhiều tính năng khác.

Công cụ tìm kiếm Yandex
Công cụ tìm kiếm Yandex

Ask

Ask (trước đây là Ask Jeeves) là một search engine đã có từ lâu đời. Hiện tại, đây là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và độc đáo. Thay vì dựa trên sự phổ biến của các link trên Internet, thuật toán của Ask đánh giá mức độ phổ biến của chủ đề đang được tìm kiếm nên người dùng sẽ nhận được những kết quả tra cứu liên quan và hữu ích hơn.

Công cụ tìm kiếm Ask
Công cụ tìm kiếm Ask

DuckDuckGo

Thu thập dữ liệu người dùng là điều mà hầu hết các Search Engine ngày nay đều áp dụng, và thông tin đó sẽ là nền tảng cho các đề xuất liên quan, quảng cáo, và các dịch vụ khác.

DuckDuckGo được ra đời dành cho những người quan tâm đến quyền riêng tư tuyệt đối. Công cụ này không lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào của người dùng, từ lịch sử truy cập đến vị trí địa lý,… 

Công cụ tìm kiếm DuckDuckGo
Công cụ tìm kiếm DuckDuckGo

Naver

Naver là search engine phổ biến nhất tại Hàn Quốc tương tự như Baidu ở Trung Quốc hay Yandex ở Nga. Công cụ này phát triển theo hướng một cổng thông tin điện tử nằm trong hệ sinh thái lớn để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng Hàn Quốc.

Trên trang chủ Naver, bạn sẽ rất dễ dàng tìm thấy một tập hợp các nguồn tin tức phổ biến giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập. Ngoải ra, các tin nổi bật của nhiều chủ đề khác nhau, cả thời sự lẫn chuyên môn như kinh tế, chính trị hoặc giải trí cũng sẽ được tổng hợp đầy đủ.

Công cụ tìm kiếm Naver
Công cụ tìm kiếm Naver

Kết luận

Với những thông tin mà Khóa học Digital Marketing đã cung cấp phía trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ được Search Engine là gì. Mỗi Search Engine hiện nay đều có những thuật toán khác nhau nên các SEOer cần nghiên cứu kỹ thị trường, nhóm người dùng của công cụ đó thể có thể phát triển một chiến lược SEO đúng đắn và mang đến hiệu quả cao.

Câu hỏi thường gặp về Search Engines

  1. Làm thế nào để tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm?
    Để tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm, bạn có thể tối ưu hóa nội dung, tăng tốc độ tải trang, xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ, tạo nội dung chất lượng và thân thiện với thiết bị di động.
  2. Cách hoạt động của các công cụ tìm kiếm như Google?
    Các công cụ tìm kiếm như Google hoạt động bằng cách sử dụng thuật toán để xác định và hiển thị kết quả tìm kiếm phù hợp dựa trên nội dung, liên kết và trải nghiệm người dùng.
  3. Làm thế nào để tăng hiệu suất tìm kiếm trên trang web?
    Bạn cần sử dụng cấu trúc URL thân thiện, đảm bảo xuất hiện từ khóa trong tiêu đề, mô tả và nội dung trang, tối ưu hóa hình ảnh và phương tiện, xây dựng liên kết từ các trang web uy tín và cải thiện tốc độ tải trang.
  4. Làm thế nào để xác định từ khóa phù hợp để tối ưu hóa trang web?
    Để xác định từ khóa phù hợp để tối ưu hóa trang web, nghiên cứu từ khóa liên quan, sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa và xem xét từ khóa của đối thủ.
  5. Có những yếu tố nào quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm?
    Các yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web bao gồm nội dung chất lượng, liên kết từ nguồn bên ngoài, tốc độ tải trang, trải nghiệm người dùng, độ tin cậy và uy tín của trang web, tương thích với thiết bị di động và tuân thủ nguyên tắc và tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận