Bài 6: URL thân thiện với SEO

Tối ưu hóa URL gần như là việc đầu tiên và dễ dàng nhất bạn cần làm trong quá trình SEO, bạn cần đảm bảo URL thân thiện với SEO khi xét đến những yếu tố nhất định. Nếu bạn đang sử dụng WordPress hoặc bất kỳ hệ thống quản lý nội dung (CMS) nào khác, thì việc tối ưu hóa cấu trúc URL cần được làm ngay từ đầu và sau này không nên chỉnh sửa nó để tránh ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web.

URL là gì?

URL là từ viết tắt của Uniform Resource Locator. Nói một cách đơn giản, URL là địa chỉ của một trang web. Mỗi website tồn tại trên Internet đều có duy nhất một URL (hay còn được gọi là permalink).

Một URL được kết hợp bởi tên miền (domain) và tập hợp các ký tự phía sau (Slug). Trong đó, tên miền (ví dụ: dmagency.vn) không thể định cấu hình còn đường dẫn để tìm đến trang phía sau (dich-vu-seo) thì có thể định cấu hình. Chính vì vậy, hai thành phần này kết hợp với nhau tạo nên tính độc nhất của URL.

Đây là một ví dụ về permalink: https://dmagency.vn/dich-vu-seo/

Permalink Là Gì
Permalink là gì

Lưu ý:

  • Domain có thể bao gồm giao thức: https:// hoặc http:// hoặc www.
  • Slug là thứ xuất hiện sau dấu gạch chéo (/).
  • Độ dài tối đa của một permalink là 2083 ký tự, tuy nhiên càng ngắn càng tốt.
URL thân thiện với SEO là gì?

Có thể hiểu rằng URL thân thiện với SEO là URL có chứa từ khóa, bao quát nội dung và dễ hiểu cho cả Search Engines và người dùng.

Đây là một ví dụ về URL thân thiện với SEO: https://dmagency.vn/dich-vu-digital-marketing/ 

Đây là một ví dụ về URL KHÔNG thân thiện với SEO: https://www.domain.com/file/z1487965/1234

Tại sao URL thân thiện lại quan trọng đối với SEO?

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Mục đích cuối cùng của SEO là nâng cao trải nghiệm người dùng và một URL thân thiện sẽ có thể cung cấp cho cả người dùng và ‘trình thu thập dữ liệu của ng cụ tìm kiếm’ nội dung của trang web một cách dễ hiểu hơn. 

Ví dụ: Người dùng có thể dễ dàng nhận biết nội dung trang web bằng cách đọc URL này https://dmagency.vn/dich-vu-seo/, họ sẽ biết nội dung trang của bạn liên quan đến Dịch Vụ SEO.

URL của một trang cũng được hiển thị trong các kết quả tìm kiếm và điều này có nghĩa là nếu URL được tối ưu tốt, chứa từ khóa thông tin và hấp dẫn hơn đối với người dùng và sẽ làm tăng Tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Đó là một yếu tố xếp hạng SEO

Mặc dù đây chỉ là một yếu tố nhỏ cần tối ưu trong SEO, nhưng các nghiên cứu xếp hạng SEO khác nhau cho thấy rằng hầu hết các trang ở vị trí đầu tiên của Google đều có URL ngắn và rõ ràng. Do đó, đây là bước khá quan trọng để khởi đầu một dự án SEO mang đến kết quả cao.

Liên kết

Google chỉ ra rằng một số người dùng có thể sử dụng URL của trang để liên kết đến website của bạn dưới dạng anchor text, vì vậy nếu URL chứa các từ khóa có liên quan thì sẽ cung cấp cho các ng cụ tìm kiếm thêm thông tin về trang.

Cách tối ưu hóa URL

Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây để tối ưu hóa URL cho trang web:

Tên miền tốt

Phần đầu tiên của URL là tên miền và nó không thể cấu hình được nên nau khi bạn mua miền, bạn phải sử dụng nó và bạn không thể thay đổi về sau. Đó là lý do tại sao bạn nên chọn một tên miền tốt ngay từ đầu.

Thế nào là một tên miền tốt?

  • Tên miền ngắn (tối đa 2-3 từ)
  • Hấp dẫn
  • Dễ nhớ
  • Tốt nhất là miền .com, .net hoặc .org
  • Đối với các doanh nghiệp địa phương nên đăng ký tên miền theo quốc gia của bạn. Ví dụ: đối với một doanh nghiệp ở Việt Nam, tên miền có thể là www.domain.vn

Lưu ý: Một tên miền tốt sẽ hấp dẫn người dùng nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO. Mặc dủ trước đây tên miền chứa từ khóa có một số lợi thế về SEO nhưng sau này không còn nữa (ngoại trừ các tên miền dành cho mục đích SEO địa phương).

Chứa từ khóa bạn muốn xếp hạng

Bạn nên đưa từ khóa mà bạn có chủ ý hướng đến vào phần slug nhằm đảm bảo Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác hiểu rõ được bạn đang muốn xếp hạng ở từ khóa nào

Ví dụ: Bạn muốn xếp hạng cho từ khóa “Khóa học seo” và bạn đã viết một bài đăng có tiêu đề “Khóa học SEO HOÀN CHỈNH luôn cập nhật mới nhất”.

Nếu sử dụng WordPress thì mặc định sẽ tạo slug này: “khoa-hoc-seo-hoan-chinh-cap-nhat-moi-nhat”.

Tuy không quá tệ nhưng nó dài và nhiều từ nên có thể gây nhầm lẫn cho Google và người dùng. Để tối ưu hóa thì nên đặt nó thành “khoa-hoc-seo”.

URL này ngắn gọn, dễ hiểu hơn đối với người dùng bên cạnh đó cũng cung cấp cho các ng cụ tìm kiếm thông tin cần thiết về nội dung của trang web cũng như từ khóa bạn muốn xếp hạng.

Các từ khóa nên được đặt ở đâu trong một URL?

Google thông báo rằng nó không quan trọng lắm về vị trí đặt từ khóa trong URL nhưng theo nghiên cứu cho thấy rằng từ khóa đầu URL tốt hơn ở giữa hoặc cuối URL.

Làm cách nào để tránh nhồi nhét từ khóa trong URL?

Nhồi nhét từ khóa là thuật ngữ được sử dụng khi bạn cố gắng đưa nhiều từ khóa vào URL (tiêu đề hoặc nội dung của bài đăng) theo cách không tự nhiên nhằm mục đích tối ưu hóa cho trình thu thập thông tin của ng cụ tìm kiếm mà không quan tâm đến trải nghiệm người dùng.

Ví dụ: Không nên đặt như thế này:

https://dmagency.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-seo/khoa-hoc-seo-website/

Thay vào đó, hãy sử dụng từ khóa một cách khôn ngoan mà không lặp lại. Đây là một cách đặt tốt hơn:

https://dmagency.vn/khoa-hoc-seo

Cân nhắc xóa từ không mang nhiều ý nghĩa

Bạn nên xem xét xóa các từ vô nghĩa, hoặc chỉ hàm chứa ít nội dung khỏi URL của mình. (Đặc biệt khi bạn SEO bằng tiếng Anh)

Ví dụ: Các từ như “a”, “the”, “on”, “and”, “is”, “of”, “you” và các từ tương tự khác.

Sử dụng dấu gạch ngang (-) để phân tách các từ trong slug

Những ký tự như dấu (..) hoặc [..] được cho là không an toàn và không thân thiện với SEO. Do đó, bạn nên lưu ý chỉ sử dụng dấu “-” để phân tách các từ trong slug. Ngoài ra, hãy loại bỏ hết những ký tự đặc biệt khác như dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy,…

Ngắn gọn nhất có thể

Slug ngắn gọn dễ hiểu được đánh giá tốt hơn slug dài. Ví dụ:khoa-hoc-seo này chắc chắn tốt hơn “khoa-hoc-seo-hoan-chinh-cap-nhat-moi-nhat”.

Lý do là vì thực tế trong quá trình các ng cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục, nó luôn cố gắng so sánh những gì người dùng đã nhập vào hộp tìm kiếm với slug của trang. Nếu nó thấy ‘khớp chính xác’ thì trang đó có lợi thế so với các trang khác sử dụng slug dài hơn. Chính vì vậy các slug ngắn và mang tính truyền tải nội dung sẽ khuyến khích khách hàng nhấp chuột và tăng lượt truy cập vào trang web của bạn.

Chỉ sử dụng các ký tự chữ thường

Bạn nên tránh sử dụng các ký tự viết hoa trong slug của bạn mà chỉ sử dụng các ký tự viết thường.

Lý do là các máy chủ web như Apache (được sử dụng bởi WordPress và CMS phổ biến khác) phân tích và hiểu chúng là 2 URL khác nhau.

Ví dụ: http://domain.com/My-Page-Slug thành một URL khác với URL này: http://domain.com/my-page-slug hoặc http://domain.com/My-page-slug.

URL HTTPS

Một yếu tố khác góp phần vào tính thân thiện của URL với SEO là tính bảo mật của trang web và đặc biệt là việc sử dụng SSL.

Bảo mật cho các trang web HTTPS
Bảo mật cho các trang web HTTPS

Trang web được cài đặt SSL có 3 mục đích chính:

  • Chuyển các URL thành HTTPS và đây là một cách tạo sự tin tưởng cho người dùng (biểu tượng ổ khóa).
  • Làm cho trang web của bạn an toàn hơn (mọi thông tin qua trang web đều được mã hóa)
  • Là yếu tố tăng xếp hạng SEO.

Khoảng trắng trong một URL

Có những trường hợp CMS của bạn sẽ tạo tự động URL từ tên tệp, đặc biệt đối với hình ảnh đã tải lên. Một khi có khoảng trắng trong tên tệp thì phần này sẽ được CMS dịch là %20 trong URL.

Ví dụ: Bạn có một hình ảnh có tên “dich vu SEO.jpg” và bạn không định cấu hình đúng cách (sử dụng dấu gạch ngang ‘-‘ làm dấu phân cách), thì tên file sẽ hiển thị là “dich%20vu%20SEO.jpg” và điều này không thân thiện với người dùng.

Sử dụng ngày tháng trong URL

Ngày tháng có nên thêm vào URL không? Nó có giúp ích gì cho Google không?

Câu trả lời là không. Ngày không nên được sử dụng như một phần của URL vì  không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dùng hoặc trình thu thập thông tin của ng cụ tìm kiếm.

Google sẽ sử dụng các cơ chế và thuật toán khác để xác định thời điểm bài đăng được xuất bản và việc thêm ngày tháng như một phần của URL sẽ làm tăng thêm độ phức tạp không cần thiết.

Cấu trúc thư mục

Theo chuẩn, cấu trúc thư mục là dấu gạch chéo “/” được sử dụng làm dấu phân cách trong URL và chỉ nên có tối đa 2 cấp.Hãy xem xét các ví dụ sau:

URL được liên kết trực tiếp với tên miền: https://dmagency.vn/khoa-hoc-seo/

URL trong thư mục giảm 1 cấp: https://dmagency.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-seo/

URL trong các thư mục giảm 2 cấp: https://dmagency.vn/khoa-hoc/seo/khoa-hoc-seo

Nên tránh đặt như sau: https://dmagency.vn/khoa-hoc/seo/seo-rocket/khoa-hoc-seo

URL có 3 cấp quá dài và có thể được đơn giản hóa thành: https://dmagency.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-seo/hoặc thậm chí tốt nhất là https://dmagency.vn/khoa-hoc-seo/

Bạn có nên thêm tên chuyên mục vào URL không?

Trong WordPress, bạn có thể đặt các bài đăng trên blog của mình vào các chuyên mục, tùy thuộc vào cài đặt của bạn và tên chuyên mục có thể được hiển thị trong URL.

Ví dụ: https://dmagency.vn/seo/seo-la-gi

Điều này không có ảnh hưởng gì đến SEOì miễn là tên chuyên mục của bạn có ý nghĩa đối với người dùng và dễ quản lý.

Cách định cấu hình URL trong WordPress

WordPress mang đến cho bạn khả năng tùy chỉnh cấu trúc URL cho các đường dẫn và trang lưu trữ. Cấu trúc URL tùy chỉnh có thể được cải tiến về mặt hiển thị và tương thích với các liên kết.

Đình cấu hình URL trong WordPress khá dễ dàng. Đầu tiên vào Cài đặtĐường dẫn tĩnh và chọn một trong các tùy chọn phổ biến hoặc viết cấu trúc tùy chỉnh của bạn.

Cách cấu hình URL trong WordPress
Cách cấu hình URL trong WordPress

Đây là các khả năng tuỳ chọn để làm bạn tham khảo.

Bằng cách chọn cài đặt Tiêu đề bài viết, các URL của bạn sẽ được liên kết trực tiếp với tên miền của bạn mà không bị ngăn cách bởi bất kỳ thứ gì ở giữa.

Làm cách nào để thay đổi permalink (URL của một trang) mà không làm ảnh hưởng đến SEO?

Trên thực tế, Permalink không nên thay đổi trong suốt quá trình làm SEO nhưng nếu trường hợp trong quá trình Audit SEO, bạn quyết định làm cho URL ngắn gọn hơn thì bạn cần “thông báo” cho các công cụ tìm kiếm rằng bạn đang thay đổi URL để nó có thể cập nhật chỉ mục. Việc này là để kết quả SEO của bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nếu bạn thực hiện thay đổi mà không thông báo cho công cụ tìm kiếm, nó sẽ coi đó là một trang mới. Điều này có nghĩa là mọi backlinks trỏ đến trang sẽ bị mất và sẽ gặp lỗi 404 do trang đã thay đổi địa chỉ URL.

Để tránh những sự cố này và duy trì thứ hạng SEO, bạn cần thêm chuyển hướng 301 vào tệp .htaccess của mình để thông báo cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm về sự thay đổi Permalink.

Ví dụ: Permalink hiện tại của bạn là:

https://dmagency.vn/tim-hieu-toan-bo-kien-thuc-seo-la-gi

và bạn muốn thay đổi nó thành: https://dmagency.vn/seo-la-gi

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể thay đổi permalink của một trang bằng cách chỉnh sửa URL ngay bên dưới tiêu đề.

Bước 1: Truy cập bài chọn Chỉnh sửa, thay đổi URL và nhấp vào nút Cập nhật. 

Cách thay đổi Permalink của một trang
Cách thay đổi Permalink của một trang

Bước 2: Sử dụng chương trình FTP hoặc Control Panel, tìm tệp .htaccess và chỉnh sửa tệp bằng Notepad hoặc các trình soạn thảo văn bản khác.

Bước 3: Thêm dòng sau và lưu tệp: Redirect 301 /tim-hieu-toan-bo-kien-thuc-seo-la-gi

Lưu ý: URL [nguồn] không cần gồm domain, nhưng [URL mục tiêu] cần đầy đủ.

Bước 4: Tải hoặc lưu tệp trở lại máy chủ web của bạn.

Bước 5: Mở một cửa sổ trình duyệt mới và kiểm tra. Bạn nhập URL cũ trong trình duyệt bạn sẽ được chuyển hướng đến trang mới.

Bước 6: Truy cập Google Search Console và sử dụng Công cụ kiểm tra URL để đảm bảo rằng các ng cụ tìm kiếm có thể truy cập url mới mà không gặp bất kỳ vấn đề nào.

Bước 7: Đảm bảo rằng địa chỉ url mới được bao gồm trong Sơ đồ trang web XML của bạn.

CHÌA KHÓA HỌC TẬP

URL thân thiện với SEO là rất quan trọng và bạn chỉ nên định cấu hình một lần và không nên chỉnh sửa sau này.

Dù bạn có thể thông báo với công cụ tìm kiếm về sự thay đổi này để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực nhưng cũng không nên thay đổi URL của bạn chỉ vì mục đích xóa ‘từ khóa vô nghĩa’ hoặc làm cho chúng ngắn hơn vì luôn có một số rủi ro khi thực hiện chuyển hướng 301.

Trong trường hợp nếu URL của bạn không có nghĩa hoặc có nhiều ký tự không có nghĩa, thì bạn nên thử tối ưu hóa các URL của mình.

Khi thực hiện các thay đổi đối với URL và để duy trì thứ hạng SEO của mình, bạn cần chuyển hướng 301 để các ng cụ tìm kiếm và người dùng có thể điều hướng đến địa chỉ mới mà không nhận được thông báo lỗi NOT FOUND (404).

 

Kết luận

Vậy với thông tin đã được cung cấp trong bài viết trên, Khóa học Digital Marketing hy vọng bạn đã biết được cách tối ưu URL thân thiện với SEO. Để đảm bảo an toàn cho thứ hạng của trang web và tránh các về sau, việc tối ưu hóa URL chỉ nên thực hiện một lần duy nhất khi bắt đầu dự án SEO và không nên chỉnh sửa sau này.

 

Liên hệ SEO

✅ Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

 

Câu hỏi thường gặp về URL thân thiện với SEO

  1. URL thân thiện là gì?
    URL thân thiện là một địa chỉ web dễ đọc và dễ nhớ.
  2. Tại sao URL thân thiện quan trọng đối với SEO?
    URL thân thiện quan trọng đối với SEO vì nó giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của trang web và cải thiện khả năng xếp hạng của trang web.
  3. Các yếu tố cấu thành một URL thân thiện?
    Các yếu tố cấu thành một URL thân thiện bao gồm: sử dụng từ khóa liên quan đến nội dung trang web, sử dụng các ký tự ASCII, sử dụng dấu gạch ngang để phân tách từ khóa.
  4. Làm thế nào để tối ưu hóa URL thân thiện cho SEO?
    Bạn có thể sử dụng các từ khóa liên quan đến nội dung trang web, sử dụng các ký tự ASCII và sử dụng dấu gạch ngang để phân tách từ khóa.
  5. Các lỗi phổ biến khi tối ưu hóa URL thân thiện?
    Các lỗi phổ biến khi tối ưu hóa URL thân thiện bao gồm: sử dụng các ký tự không hợp lệ, sử dụng quá nhiều từ khóa trong URL và sử dụng URL quá dài.

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận