Bài 12: Phân trang

Trong bài này bạn sẽ tìm hiểu phân trang là gì trong SEO và triển khai nó như thế nào để không ảnh hưởng đến chất lượng trang web. Các kỹ thuật SEO được hướng dẫn bên dưới dù KHÔNG áp dụng cho Google, nhưng chúng vẫn áp dụng cho các ng cụ tìm kiếm khác như Bing.

Phân trang (Pagination) là gì?

Trong SEO, thuật ngữ phân trang được sử dụng để mô tả khi bạn xuất bản một bài báo dài thành nhiều phần (trang).

Ví dụ: Bạn có một bài hướng dẫn dài 100.000 từ và thay vì xuất bản dưới dạng một bài đăng trên blog, bạn xuất bản dưới dạng một loạt bài đăng trên blog:

http://example.com/post-part1
http://example.com/post-part2
http://example.com/post-part3
http://example.com/post-part4

Các ng cụ tìm kiếm sẽ lập chỉ mục tất cả các phần của bài viết, nhưng nếu bạn muốn chúng biết rằng tất cả các phần này đều từ là một bài viết dài, bạn có thể sử dụng các thẻ ‘next’ và ‘prev’. Ưu điểm của các thẻ này là chúng sẽ luôn hiển thị phần đầu tiên của bài viết trong kết quả tìm kiếm và củng cố các thuộc tính liên kết.

Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này trong trường hợp bạn muốn người dùng của mình nhấp vào Next để đọc phần tiếp theo của bài viết. Các trang của bạn sẽ tải nhanh hơn và người dùng sẽ ở lại trên trang web của bạn lâu hơn. 

Tuy nhiên, hầu hết người dùng không muốn nhấp để đọc phần tiếp theo, vì họ muốn tải mọi thứ trên một trang. Vì vậy, trước khi làm, bạn cần xem xét trải nghiệm của người dùng, tiến hành thử nghiệm kỹ thuật này trên một số bài đăng trước khi áp dụng cho tất cả nội dung trên trang web của bạn.
Phân trang (Pagination) là gì?
Phân trang (Pagination) là gì?

Ý nghĩa của phân trang

Phân trang đáp ứng được yêu cầu về phát triển tối ưu người dùng trên website của Google. Trải nghiệm người dùng được tối ưu càng tốt, trang không bị quá tải, tốc độ tải trang nhanh sẽ giúp tăng giá trị và thu hút người dùng. Vì việc điều hướng trên Pagination luôn dễ dàng hơn so với website nên quản trị viên có thể thông qua các Pagination để quản lý thông tin một cách hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc phân trang này nếu không được thực hiện chuyên nghiệp thì sẽ khiến dữ liệu web bị ảnh hưởng. Do đó, trước khi thực hiện phân trang thì bạn cần có kỹ thuật Pagination chuyên sâu và đưa ra được các phương án rõ ràng ngay từ đầu.

Phân trang có gây ảnh hưởng gì đến quá trình SEO không?

Nếu bạn chưa đủ kỹ thuật để xử lý trang thật tốt thì việc phân trang có thể gây ra những ảnh hưởng như sau:

Gây nội dung trùng lặp (Duplicate content)

Nội dung trùng lặp là một lỗi khá phổ biến khi triển khai phân trang không đúng cách, ví dụ như không có thẻ rel=canonical chính xác ở trang “View all” và các trang được phân trang. Ngoài ra, nếu tạo trang page=1 trong trang gốc cũng sẽ gây ra nội dung trùng lặp.

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện phân trang đúng cách, đu có dùng thẻ H1 hay meta có giống nhau thì nội dung giữa các trang cũng sẽ khác và không bị đánh lỗi trùng lặp nội dung.

Nội dung mỏng (Thin content)

Mỗi khi bạn thực hiện phân trang một bài viết, bài báo hay thư viện ảnh thì nội dung trên trang đó sẽ bị ít đi. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang cung cấp thông tin có phần sơ sài và mang lại ít giá trị cho người đọc. 

Trường hợp nếu mục đích của bạn là tăng doanh thu quảng cáo qua việc tăng số lần xem trang thì Pagination sẽ không giúp ích gì. Phân trang chỉ có hiệu quả thật sự nếu mục đích của bạn là khiến người đọc dễ dàng xem trước một phần nội dung.

Ảnh hưởng đến Ngân sách thu thập (Crawl Budget)

Khi website có lượng data lớn thì các con bot tìm kiếm cần dùng ngân sách truy cập dữ liệu một cách thông minh nên sẽ chọn lọc chủ đề và tần suất để truy cập dữ liệu. Điều này có nghĩa là một vài chủ đề trên web của bạn có thể không được thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Cũng có khả năng là truy cập data không được thực hiện trên các trang mà Pagination không hướng đến. 

Do đó, khi áp dụng Pagination thì bạn cần lựa chọn trang nào quan trọng nhất trên web để đạt hiệu quả cao nhất. 

Ảnh hưởng đến ngân sách thu thập
Ảnh hưởng đến ngân sách thu thập

Làm loãng tín hiệu xếp hạng

Pagination có thể khiến tín hiệu xếp hạng trang web của bạn trở nên yếu dần đi. Ví dụ như khi web của bạn nhận backlink từ các website khác thì đống nghĩa với việc web của bạn có sự uy tín cao. Tuy nhiên, nếu dùng Pagination, khi website nhận backlink thì phải chia đều cho toàn bộ trang được Pagination nên sẽ khiến sự tín nhiệm bị loãng đi.

Mẹo tối ưu phân trang cho website

Kiểm tra Pagination hiện tại

Bạn có thể kiểm tra chức năng phân trang thông qua một số tool hỗ trợ SEO hiện nay hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + F rồi nhập Canonical. Thẻ rel=”canonical” href=”the url” của page hiện tại sẽ hiện ra. Mục đích của việc này là kiểm tra độ giống nhau của các trang được phân trang.

Để kiểm tra phân trang có hiệu quả hay không, một cách đơn giản nhất là dùng các công cụ kiểm tra xem nó đã được index chưa. Nếu chưa thì bạn buộc phải thực hiện quá trình phân trang lại từ đầu.

Sau khi đã kiểm tra Google Index, bạn cần xem các trang được phân trang có chứa cùng từ khóa hay không vì bạn cần tránh tình trạng này xảy ra bằng cách sử dụng các từ khóa tương đồng, liên quan.

Kiểm tra Pagination hiện tại
Kiểm tra Pagination hiện tại

Nội dung phải unique và liên quan với nhau

Bạn cần đảm bảo chất lượng nội dung trên các trang được Pagination. Googlebot sẽ đánh giá rất cao những website được phân trang mà có nội dung đa dạng liên quan với nhau, đạt chuẩn unique và phải thật sự đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Lưu ý rằng dù bạn có phân trang bao nhiêu lần nhưng nội dung không được đảm bảo, chất lượng kém thì vẫn không thể đạt được hiệu quả cao.

Dùng từ khoá một cách thông minh

Khi tiến hành phân trang, bạn cần có một chiếc lược từ khoá rõ ràng ngay từ đầu để tránh tình trạng các trang cạnh tranh lẫn nhau. Việc nghiên cứu kỹ từ khoá cũng như dùng sao cho thông minh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phân trang đạt được.

Chiến lược tốt nhất là sử dụng các từ khóa phụ, liên quan đến từ khoá chính, điều này sẽ giúp website của bạn hạn chế cạnh tranh lẫn nhau và không bị tụt hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

Sắp xếp những mục theo thứ tự ưu tiên

Bạn cần lưu ý sắp xếp các mục theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp vì sẽ có những chủ đề, nội dung được tìm kiếm rất nhiều. Việc này giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những nội dung phù hợp, phổ biến đồng thời cũng trỏ về được trang đích.

Dùng URL Parameter cho các trang được phân trang

URl Parameter (chuỗi truy vấn) là một kỹ thuật nhằm để thông báo cho Google biết phải thu thập dữ liệu trên website của bạn. Với kỹ thuật này, bạn vẫn sẽ được đánh giá cao dù cho các URL sử dụng cùng một nội dung.

Dùng thẻ Rel=Canonical

Với Pagination, nếu bạn biết áp dụng Internal link (Liên kết nội bộ) một cách phù hợp thì sẽ càng tăng giá trị của kỹ thuật. Bạn nên thêm thẻ rel=canonical vào URL theo cấu trúc sau:

<link rel = “canonical” href = “https://yoursite.com/products/view-all.html”>

Thẻ này sẽ giúp Googlebot nhận biết những trang này đã được phân trang chứ không phải nội dung trùng lặp.
Dùng thẻ rel=canonical
Dùng thẻ rel=canonical

Thiết kế trang theo tiêu chuẩn

Khi tiến hành phân trang, bạn cần đảm bảo về phía cạnh cấu trúc để quá trình phân trang được thực hiện một cách tốt nhất. Điều này quả thật rất khó vì không phải phân trang nào cũng được Index và chúng còn nằm sâu bên trong cấu trúc liên kết.

Nắm bắt cấu trúc liên kết

Để website không bị ảnh hưởng xấu đến xếp hạng, bạn cần nắm rõ được cấu trúc liên kết cũng như xác định được số phân trang nên thực hiện. Chú ý đừng tạo liên kết quá sâu và cắt giảm số lượng liên kết từ trang đích đến các trang được phân trang cụ thể. 

Điều chỉnh Facet Navigation (Điều hướng nhiều chiều)

Facet Navigation là kỹ thuật điều hướng nhiều chiều bằng cách thêm bộ lọc vào website để người dùng có thể tùy chọn vào các phân trang. Dựa trên các thông số, bộ lọc sẽ tạo ra những URL mới được Googlebot thu thập thông tin và index.

Tuy nhiên, điều này sẽ khiến nội dung dễ bị trùng lặp nên để website được hoạt động hiệu quả và được đánh giá cao, bạn cần điều chỉnh Facet Navigation để không ngừng trở nên tốt hơn.

Cách triển khai phân trang

Để triển khai phân trang, đầu tiên bạn phải xác định trong <head> của mỗi trang các thẻ ‘next’‘prev’. Đây là mã bạn cần thêm vào:

Trang đầu tiên

<link rel=”next” href=”http://example.com/post-part2″>

Trang thứ hai

<link rel=”prev” href=”http://example.com/post-part1″>
<link rel=”next” href=”http://www.example.com/post-part3″>

Trang thứ ba

<link rel=”prev” href=”http://example.com/post-part2″>
<link rel=”next” href=”http://www.example.com/post-part4″>

Kết luận

Vậy với thông tin đã được cung cấp trong bài viết trên, Digital Marketing DMA hy vọng bạn đã hiểu hơn phân trang là gì trong SEO. Triển khai phân trang bằng cách sử dụng các thẻ ‘prev’ và ‘next’ là một kỹ thuật không quá khó nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều quan trọng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng nội dung cũng như thứ hạng trang web.

 

Liên hệ SEO

✅ Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

 

Câu hỏi thường gặp về Pagination

  1. Pagination là gì và tại sao chúng ta cần nó trong website?
    Pagination là cách để chia nhỏ dữ liệu thành các trang nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng trên website.
  2. Làm thế nào để triển khai phân trang trong website?
    Chúng ta cần sử dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp như HTML, CSS, và JavaScript.
  3. Có những phương pháp phân trang nào phổ biến và ưu điểm của từng phương pháp là gì?
    Phân trang dựa trên số trang, phân trang dựa trên số lượng mục, và phân trang dựa trên trang trước/trang sau. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng.
  4. Làm thế nào để xử lý trường hợp số lượng dữ liệu lớn vượt quá khả năng hiển thị trên một trang?
    Khi số lượng dữ liệu vượt quá khả năng hiển thị trên một trang, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp như lazy loading hoặc infinite scrolling để tải dữ liệu theo từng phần.
  5. Có cách nào để cải thiện hiệu suất của phân trang trong website?
    Chúng ta có thể sử dụng caching, tối ưu hóa truy vấn cơ sở dữ liệu, và sử dụng kỹ thuật tải dữ liệu bất đồng bộ để tăng tốc độ tải trang.

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận