Bài 1: On-page SEO là gì

Bạn đã bao giờ nghe về On-page SEO chưa? Đây là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web và là giai đoạn đầu của quá trình SEO. Vậy hãy cùng tìm hiểu On-page SEO là gì và nó có thể giúp cải thiện hiệu suất trang web như thế nào thông qua bài viết sau đây.

On-page SEO là gì?

On-page SEO (đôi khi được gọi là On-site SEO, hay SEO bên trong web) là quá trình tối ưu hóa cấu trúc và nội dung bên trong của trang web.

Mục tiêu của On-page SEO là tối ưu ngôn ngữ của Search Engines, từ đó giúp trình thu thập thông tin của ng cụ tìm kiếm hiểu ý nghĩa ngữ cảnh nội dung mà bạn cung cấp trên trang web..

On-page SEO là một phần trong chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung và các yếu tố khác trên trang web. Nó bao gồm việc tối ưu hóa tiêu đề trang, từ khóa, URL, nội dung, hình ảnh, liên kết nội bộ và các yếu tố khác để tăng lưu lượng truy cập tự nhiên và cải thiện thứ hạng trang web trên bảng kết quả tìm kiếm.

On-page SEO là gì?
On-page SEO là gì?

Tại sao SEO On-page lại quan trọng trong SEO?

Đối với công cụ tìm kiếm

SEO On-page rất quan trọng vì nó cung cấp cho các công cụ tìm kiếm những tín hiệu để giúp  hiểu nội dung trang web nói về điều gì, từ đó chúng sẽ thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng hơn.

Thông qua quá trình SEO On-page ban đầu, bạn cũng có thể thêm những từ khoá mà bạn muốn xếp hạng vì trong quá trình lập chỉ mục, công cụ tìm kiếm sẽ cố gắng liên kết các trang web chứa các từ khoá với cụm từ khoá mà người dùng tìm kiếm để đáp ứng được nhu cầu của họ.

Đối với người dùng

Ngoài ra, nó được gọi là ‘On-page’ vì bất kỳ việc tối ưu hóa nào được thực hiện trên trang web đều góp phần mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Từ đó, website sẽ dễ dàng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng và tăng lượt chuyển đổi bán hàng.

Các yếu tố On-page SEO quan trọng

Dưới đây là các yếu tố và kỹ thuật On-page quan trọng khi làm SEO:

Tiêu đề trang (Title tag) và Meta description

Tiêu đề trang là yếu tố đầu tiên sẽ hấp dẫn người dùng khi xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm và việc tối ưu title cũng sẽ giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu chính xác hơn. Khi tối ưu title cần lưu ý một số điều như sau:
  • Mỗi title được ngăn cách bằng dấu – hoặc l.
  • Title nên bao gồm từ khoá có volume cao thứ hai.
  • Không để title và URL giống nhau hoàn toàn
  • Từ khoá SEO được đặt đầu tiên thường được ưu tiên tăng tỷ lệ CTR.
  • Title cần mạch lạc, tự nhiên và hấp dẫn được người dùng.

Ngoài ra, meta description cũng sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm cùng với title. Đoạn này thường dài khoảng 120 – 155 ký tự và cung cấp tóm tắt sơ lược về thông tin mà trang web cung cấp. Hiện nay, việc chèn từ khóa vào meta description đã không còn hiệu quả mà đây chỉ là yếu tố giúp bạn kích thích người đọc và tăng tỷ lệ CTR.

Domain

HTTP và HTTPS

Trước đây thì chứng chỉ bảo mật HTTPS chỉ cần được thiết lập cho các trang web thương mại điện tử vì người dùng cần nhập thông tin thanh toán như họ tên, số điện thoại, CMND, đặc biệt là thông tin thẻ tín dụng,… Cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL sẽ giúp mã hoá toàn bộ dữ liệu mọi thông tin người dùng cung cấp. Tuy nhiên, hiện tại thì bạn nên cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL cho tất cả các website khi bắt đầu triển khai SEO.

WWW và non-WWW

Về cơ bản, website đang chạy phiên bản www hay non-www thì không ảnh hưởng gì đến quá trình SEO của 1 dự án nhưng bạn cần thông báo cho công cụ tìm kiếm biết rằng bạn muốn dùng phiên bản nào để xếp hạng.

Cần tối ưu tên miền trang web
Cần tối ưu tên miền trang web

URL cấu trúc thân thiện 

URL thân thiện giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu về nội dung của trang. Bạn cần lưu ý một số yếu tố sau để tối ưu các URL trên trang web:

  • URL không quá dài, ngắn gọn và dễ hiểu.
  • URL nên bao gồm từ khoá chính, không dấu và không chứa ký tự đặc biệt
  • Từ khoá chính đặt theo thứ tự từ trái qua phải.
  • URL nên để cấu trúc phân tầng danh mục các nhau bởi dấu gạch nối (-).

Robots.txt

File Robots.txt cho phép công cụ tìm kiếm biết được nên tiến hành thu thập thập dữ liệu trang web nào và bỏ qua các trang không quan trọng, từ đó tiết kiệm được thời gian thu thập thông tin.

Ví dụ Robots.txt:

User-agent: *

Disallow: /wp-admin/

Dòng lệnh này có nghĩa là cho phép thu thập dữ liệu tất cả trừ mục wp-admin

Tệp robots.txt
Tệp robots.txt

Sitemap

Sitemap (sơ đồ trang web) được tạo ra để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng điều hướng trên trang web. Đây có thể là danh sách phân cấp các trang (có liên kết) được sắp xếp theo từng chủ đề. HIện nay có 2 loại sitemap chính là XML Sitemap và HTML sitemap, mỗi loại sẽ được sử dụng cho mục đích khác nhau.

Có hai loại sitemap chính
Có hai loại sitemap chính

Header tags (H1, H2, H3)

Giống như Title, thẻ tiêu đề (header tags) cũng là yếu tố khá quan trọng đối với On-page SEO. Thẻ H1 là tiêu đề trang chính, trong khi các thẻ H2 và H3 được sử dụng để phân đoạn nội dung và tăng tính tương tác của người đọc. Chúng sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu về nội dung trang web và đưa ra đánh giá mức độ phù hợp của nội dung bài viết với cụm từ khoá chính.

Thẻ Canonical

Thẻ canonical là thuộc tính nằm trong mã HTML cho phép bạn ngăn được tình trạng trùng lặp nội dung (Duplicate content) giữa những bài viết có nội dung tương đối giống nhau. Điều này có nghĩa là bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm biết đâu là URL được ưu tiên lựa chọn xếp hạng giữa những bài viết với chủ đề giống nhau, nếu không thì bài viết mà mình k mong muốn sẽ xuất hiện ở thứ hạng cao trên trang kết quả.

Dữ liệu có cấu trúc Schema

Schema là một đoạn code HTML hoặc code khai báo javascript dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Hiện nay có nhiều loại Schema khác nhau để phù hợp với mỗi loại website khác nhau theo nhu cầu của bạn:
  • Recipe (Công thức): Hiển thị các thông tin quan trọng của một bài viết như đánh giá, thông tin chung của chủ đề bài viết,…
  • Organization (Tổ chức): Hiển thị các thông tin liên quan đến tổ chức đang sở hữu website như tên, địa chỉ, số điện thoại,…
  • Event (Sự kiện): Hiển thị các thông tin quan trọng của sự kiện như thời gian, địa điểm, tên sự kiện,..
  • Product (Sản phẩm): Hiển thị các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ như giá tiền, xếp hạng, đánh giá…
Ví dụ về Schema
Ví dụ về Schema

Sitelinks

Sitelink là tập hợp nhiều trang phụ xuất hiện phía dưới phần hiển thị kết quả trang web và chúng sẽ liên kết đến thành phần chính của trang web đó. Chúng được lựa chọn hoàn toàn dựa vào thuật toán của Google. Thông thường, một website có thể hiển thị từ 4-6 sitelinks. 

Ví dụ về Sitelinks
Ví dụ về Sitelinks

Nội dung chất lượng và tối ưu từ khóa (Content SEO)

Viết nội dung hữu ích, đáng tin cậy và liên quan đến từ khóa chính để đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng. Tối ưu hóa từ khóa trong nội dung một cách tự nhiên và tránh sử dụng một cách nhồi nhét. Một bài viết SEO trên các web chính nên có độ dài từ 1300 – 1800 từ và các bài phân tích chuyên sâu thì từ 2000 – 3000 từ. 

Tuy nhiên, dù từ khoá là quan trọng nhưng mục đích chính của một bài viết là hướng tới người dùng nên bạn cần xây dựng nội dung thu hút, cách thức truyền tải dễ hiểu để dễ dàng tiếp cận đến khách hàng.

Breadcrumb

Breadcrumb là thanh điều hướng giúp người dùng biết được chính xác họ đang ở vị trí nào trên trang web của bạn, họ cũng có thể di chuyển đến các trang khác trong cùng hệ thống phân cấp chỉ trong một lần click chuột. Đối với search engines, breadcrumbs sẽ giúp chúng dễ dàng nhận diện được chuyên mục và trang web đó đang nói về chủ đề gì.

Thanh điều hướng Breadcrumb
Thanh điều hướng Breadcrumb

Thẻ ngôn ngữ Hreflang

Thẻ Hreflang là yếu tố khá quan trọng khi bạn có một trang web đa ngôn ngữ và chúng dùng để thông báo cho Google biết được website của bạn phục vụ cho người dùng ở khu vực nào và sử dụng ngôn ngữ nào. 

Cấu trúc liên kết nội bộ (Internal Linking)

Internal link là yếu tố quan trọng khi xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ giữa các trang trong trang web của bạn. Việc này giúp các bài viết đều liên kết với nhau khi có cùng chủ đề hoặc có liên quan mật thiết về mặt nội dung. Điều này không chỉ giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin hơn mà còn giúp công cụ tìm kiếm hiểu về cấu trúc trang web và tăng khả năng xếp hạng của các trang con.

Tối ưu hình ảnh (Image SEO)

Bạn có thể tối ưu hóa hình ảnh bằng cách sử dụng tên tệp thân thiện, mô tả hình ảnh và tối ưu thuộc tính alt. Điều này giúp tăng khả năng hiển thị hình ảnh trong kết quả tìm kiếm và cải thiện tốc độ tải trang. Bạn cần lưu ý một số điều như sau khi tối ưu hình ảnh:

  • Kích thước và dung lượng cảnh cần được tối ưu hoá để tốc độ tải trang không bị ảnh hưởng.
  • Tạo đường dẫn ảnh không dấu, không chứa ký tự đặc biệt và phân cách bằng dấu (-).
  • Thực hiện Geotag hình ảnh trước khi chèn để Google đọc được thông tin về vị trí địa lý của ảnh.

Độ thân thiện với thiết bị di động (Mobile Friendly)

Với sự gia tăng của việc truy cập từ thiết bị di động, đảm bảo trang web của bạn tương thích và thân thiện với các loại màn hình khác nhau trở nên quan trọng và được Google quan tâm hơn bao giờ hết. Điều này cũng ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trên kết quả tìm kiếm di động.

Trang web cần thân thiện với thiết bị di động
Trang web cần thân thiện với thiết bị di động

Tốc độ tải trang (Page speed)

Bạn cần đảm bảo trang web của bạn tải nhanh và tối ưu hóa thời gian phản hồi của máy chủ. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khi đọc thông tin trên trang web. Để kiểm tra tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights và làm theo những đề xuất được đưa ra để cải thiện như:

  • Sử dụng phần mềm nén file để giảm kích thước của CSS, HTML,..
  • Sử dụng phần mềm Photoshop để không làm ảnh bị mờ nhoè.
  • Tối ưu code.
  • Hạn chế tối đa việc chuyển hướng trên trang web.
  • Giảm thiểu dung lượng ảnh.

Đoạn trích Nổi bật (còn được gọi là Hộp Trả Lời / Answer Box)

Là câu trả lời ngắn gọn cho truy vấn của người dùng, nó hiển thị ở vị trí đầu tiên trong các kết quả tìm kiếm của Google mà bạn không cần phải trả tiền. Hộp trả lời của Google có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, video, danh sách và bảng.

Các bước thực hiện On-page SEO

Bạn có thể bắt đầu thực hiện On-page SEO theo các bước như sau: 

  1. Nghiên cứu từ khóa và lựa chọn từ khóa phù hợp với nội dung trang web của bạn.
  2. Tối ưu hóa tiêu đề trang và thẻ meta description bằng cách chèn từ khóa chính và tạo sự hấp dẫn cho người dùng.
  3. Xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ giữa các trang trong trang web của bạn để cải thiện tương tác và khả năng xếp hạng.
  4. Viết nội dung chất lượng, hữu ích và chèn từ khóa một cách tự nhiên.
  5. Tối ưu hóa hình ảnh bằng cách sử dụng tên tệp thân thiện và mô tả hình ảnh.
  6. Đảm bảo tốc độ tải trang nhanh bằng cách tối ưu hóa mã nguồn và tối ưu hóa hình ảnh.
  7. Kiểm tra và tối ưu trang web của bạn để đảm bảo nó tương thích với các thiết bị di động.

Các lỗi thường gặp trong On-page SEO

  1. Lỗi Duplicate content: Sao chép nội dung từ nguồn khác hoặc trên cùng một trang web.
  2. Thiếu tiêu đề trang và meta description: Không tận dụng tiềm năng của tiêu đề trang và meta description để thu hút người dùng.
  3. URL không thân thiện: Sử dụng URL dài, không rõ ràng hoặc không chứa từ khóa.
  4. Mật độ từ khóa quá cao hoặc quá thấp: Sử dụng từ khóa quá nhiều hoặc quá ít trong nội dung bài viết trên trang web.
  5. Sử dụng hình ảnh không tối ưu: Sử dụng hình ảnh có kích thước lớn hoặc không tối ưu hóa.
  6. Trang không tương thích với thiết bị di động: Trang web không hiển thị tốt trên các thiết bị di động.

Công cụ hỗ trợ On-page SEO

Bạn có thể sử dụng một số tool hỗ trợ được gợi ý sau đây để tối ưu hoá On-page SEO:
  • Công cụ tìm kiếm từ khóa: Google Keyword Planner, SEMrush, Ahrefs.
  • Công cụ phân tích tiêu đề trang và meta description: Yoast SEO, Moz.
  • Công cụ kiểm tra tốc độ tải trang: Google PageSpeed Insights, GTmetrix.
  • Công cụ kiểm tra tương thích thiết bị di động: Google Mobile-Friendly Test, Responsinator.

 

Kết luận

On-page SEO là quá trình tối ưu hóa bên trong để trang web xếp hạng cao hơn trong trang kết quả của ng cụ tìm kiếm (SERPS). SEO On-Page liên quan đến cấu trúc và nội dung của trang. Bạn cung cấp càng nhiều thông tin cho các ng cụ tìm kiếm, cơ hội đạt thứ hạng của bạn sẽ càng lớn. Với các thông tin trong bài viết trên, Digital Marketing DMA hy vọng bạn có thể hiểu hơn On-page SEO là gì và có thể bắt đầu tối ưu hóa nội dung trang web của mình để thu hút người dùng và cải thiện thứ hạng của trang web. 

 

Liên hệ SEO

✅ Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

 

Câu hỏi thường gặp về On-page SEO

  1. On-page SEO là gì và tại sao nó quan trọng?
    On-page SEO là quá trình tối ưu hóa các yếu tố trên trang web để cải thiện vị trí của trang trong kết quả tìm kiếm và tăng cường khả năng hiển thị của nó trên công cụ tìm kiếm.
  2. Các yếu tố chính của On-page SEO là gì?
    Tiêu đề trang (page title), thẻ meta description, URL thân thiện, từ khóa, nội dung chất lượng, thẻ Heading, tối ưu hóa hình ảnh và liên kết nội bộ.
  3. Làm thế nào để tối ưu hóa tiêu đề trang (page title) cho On-page SEO?
    Bạn nên sử dụng từ khóa chính ở đầu, giới hạn độ dài dưới 70 ký tự, viết mô tả hấp dẫn và độc đáo.
  4. Làm thế nào để tối ưu hóa nội dung (content) cho On-page SEO?
    Bạn cần chú trọng sử dụng từ khóa mục tiêu trong nội dung, viết bài có giá trị và hữu ích cho người đọc, sắp xếp nội dung thành các đoạn văn ngắn và dễ đọc, và tối ưu hóa hình ảnh và video.
  5. Có những gợi ý nào để tối ưu hóa các thẻ Heading (H1, H2, H3,…) cho On-page SEO?
    Hãy đảm bảo rằng mỗi trang chỉ có một thẻ H1 duy nhất, sử dụng các thẻ Heading phù hợp với cấu trúc nội dung, và chứa từ khóa mục tiêu trong các thẻ Heading.

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

1 thoughts on “Bài 1: On-page SEO là gì

Để lại một bình luận