Bài 3: Keyword Research là gì

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu keyword research là gì và tại sao nó lại là quá trình rất quan trọng đối với chiến dịch SEO. Đây là quá trình gồm nhiều bước khác nhau và bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để đạt được kết quả dễ dàng hơn. Trước tiên, bạn có thể xem video từ Google Digital Garage để có một cái nhìn tổng quan nhất về việc nghiên cứu từ khoá 

Keyword research là gì?

Nghiên cứu từ khoá là quá trình khám phá, tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập trong thanh tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Khi tìm được chính xác những từ đó, bạn có thể cung cấp cho họ những nội dung liên quan và đáp ứng được nhu cầu thông tin ấy của họ.

Kết quả của quá trình nghiên cứu từ khoá là một danh sách các từ khoá mà bạn có thể thực hiện SEO để tăng thứ hạng trang web trên bảng kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, bộ từ khóa này cũng có thể được tận dụng cho toàn bộ chiến dịch marketing khác của doanh nghiệp.

Keyword research là gì?
Keyword research là gì?

Tại sao nghiên cứu từ khoá lại quan trọng đối với SEO?

Việc nghiên cứu từ khoá là rất quan trọng đối với quá trình SEO vì những lý do sau đây:

Giúp bạn tìm hiểu về ngành nghề, thị trường

Thông thường khi bạn nghiên cứu từ khoá thì cần phải đặt ra rất nhiều câu hỏi về khách hàng như: Họ là ai? Làm nghề gì? Bao nhiêu tuổi? Nhu cầu về sản phẩm của họ là gì? Họ có muốn sản phẩm giá rẻ hay không?,… Nhờ vậy mà bạn sẽ hiểu rõ hơn về chân dung khách hàng, cũng như ngành nghề, thị trường ngách của doanh nghiệp.

Chọn được từ khoá phù hợp để đạt được kết quả SEO như mong muốn

Trên thực tế, không phải tất cả những gì bạn nghĩ là những điều khách hàng nghĩ, đôi khi có những cụm từ tìm kiếm được nhiều người sử dụng nhưng bạn sẽ không bao giờ nghĩ tới được nếu không thực hiện nghiên cứu từ khoá. 

Ngoài ra, keyword research sẽ giúp bạn biết được số liệu về những từ khoá như lưu lượng tìm kiếm chính xác, độ khó cạnh tranh như thế nào để bạn có thể lựa chọn được từ khoá phù hợp. Căn cứ vào những dữ liệu đó, bạn cũng sẽ biết được rằng nên ưu tiên SEO từ khoá nào trước để có được kết quả tốt nhất.

Định hướng nội dung dài hạn cho website

Kết quả của quá trình nghiên cứu từ khoá là một bộ danh sách từ khoá hoàn chỉnh của ngành nghề nên khi căn cứ vào đó thì bạn sẽ hiểu và định hướng được cách phát triển nội dung cho website theo một kế hoạch rõ ràng nhất. Các chủ đề lớn sẽ bao gồm nhiều topic nhỏ cũng như nội dung cụ thể cần có để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi mọi người thường ví bộ từ khoá như một khung xương định hình cho toàn bộ trang web.

Không lãng phí nguồn lực

Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư thời gian, chi phí và nhân lực để thực hiện SEO nhưng không mang lại kết quả cao cũng như không tạo ra chuyển đổi. Lúc này, một trong những nguyên nhân chính là bộ từ khoá có vấn đề dẫn đến việc không tập trung đúng vào tệp khách hàng mục tiêu. Điều này gây lãng phí nguồn nhân lực và tâm lý chán nản, đặc biệt đối với những người chỉ mới vừa bắt đầu.
 

Cách nghiên cứu từ khóa cho chiến lược SEO

Lập danh sách chủ đề chính

Việc đầu tiên bạn cần làm chính là lập một danh sách chủ đề có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Danh sách này là tất cả những điều đầu tiên mà bạn nghĩ đến khi nhắc đến ngành nghề của mình.

Ví dụ như nếu là một công ty quảng cáo thì danh sách sẽ có thể bao gồm những thứ như:

  • SEO
  • Facebook Ads
  • Viết blog
  • Social media marketing
  • Digital marketing

Tuy nhiên, lưu ý rằng đây không phải là những từ khoá mà chỉ là những chủ đề giúp bạn lựa chọn các từ khoá phù hợp theo mỗi chủ đề.

Xác định mục đích tìm kiếm của người dùng

Mục đích tìm kiếm của người dùng chính là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn định hướng được nội dung của website. Về cơ bản, nội dung của bạn phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì Google mới có thể xếp trang web ở thứ hạng cao hơn.

Truy vấn của người dùng được chia thành 4 loại chính theo từng mục đích khác nhau:

  • Truy vấn thông tin: Người dùng cần tìm thông tin chung về sản phẩm hoặc ngành nghề nào đó, hoặc thông tin cụ thể về chi tiết của sản phẩm, dịch vụ nhất định.
  • Truy vấn điều hướng: Người dùng đã biết là mình cần mua sản phẩm nào và mua ở đâu nên họ sẽ trực tiếp điều hướng đến website đó để tiếp cận sản phẩm. Bạn nên tránh những cụm từ này ngay cả khi có CPC và số lượng tìm kiếm cao.
  • Truy vấn chuyển đổi: Người dùng muốn mua một sản phẩm hoặc sử dụng một dịch vụ cụ thể nào đó.
  • Truy vấn thương mại: Người dùng đang trong giai đoạn tìm hiểu, so sánh giữa các dòng sản phẩm với nhau để lựa chọn cái tốt nhất phù hợp với nhu cầu của họ.
Mục đích tìm kiếm của người dùng với từ khoá
Mục đích tìm kiếm của người dùng với từ khoá

Bạn có thể tham khảo thêm về các loại keyword SEO trong bài học trước. Từ đây, bạn có thể phân tích 3C của mục đích tìm kiếm và tìm ra được giải pháp tốt nhất để nhắm mục tiêu từ khoá:

  • Content type (loại nội dung): Các loại nội dung thường thuộc các nhóm sau: bài đăng trên blog, sản phẩm, danh mục, trang đích hoặc video.
  • Content format (Định dạng nội dung): Định dạng nội dung thường áp dụng cho nội dung thông tin. Ví dụ điển hình là các bài viết hướng dẫn sử dụng, bài báo, quan điểm hoặc bài đánh giá.
  • Content angle (Góc nội dung): Góc nội dung là điểm hấp dẫn chính của nội dung. Ví dụ “cách làm kem không cần máy” – nhắm mục tiêu những người có nhu cầu tự làm kem tại nhà mà không cần trang bị bất kỳ máy móc, thiết bị chuyên dụng nào.

Xây dựng danh sách từ khoá

Sau các bước trên, bạn đã có thể bắt đầu xây dựng danh sách từ khóa cho chiến dịch SEO của bạn. Bước đầu tiên khi xây dựng bộ từ khoá chính là tìm ra những từ khoá “hạt giống” để làm nền tảng. 

Từ khoá hạt giống hay còn được gọi là từ khoá chủ quan, là những từ khoá mà bạn tự nghĩ ra dựa vào sự am hiểu của mình đối với sản phẩm, dịch vụ và khách hàng.

Cách tốt nhất để tìm được từ khoá chủ quan là tự đặt mình vào vị trí của khách hàng và suy nghĩ xem khi tìm kiếm loại sản phẩm, dịch vụ này thì thường họ sẽ tìm những cụm từ nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với đồng nghiệp để đưa ra được các từ khoá chất lượng hơn.

Ví dụ nếu bạn bán thiết bị pha chế thì từ khóa chủ quan có thể là:

  • Cà phê
  • Cà phê Americano
  • Cappuccino
  • Bình pha cà phê kiểu Pháp

Phân tích dựa trên đối thủ cạnh tranh

Xem xét những từ khoá nào mà đối thủ cạnh tranh đã thực hiện SEO chính là cách tốt nhất để mở rộng bộ từ khoá của bạn. Trước tiên, bạn cần tìm ra đối thủ cạnh tranh của mình. Chỉ cần tìm trên Google một trong những từ khoá gốc và xem ai đang xếp hạng trên trang nhất. 

Nếu bạn thấy một số các trang web thương hiệu lớn như Amazon hoặc các tờ báo lớn đang xếp hạng nhất cho các từ khóa gốc của mình thì không cần phải xem họ là đối thủ cạnh tranh. Hãy tìm kiếm các trang web giống bạn nhưng chỉ là họ bắt đầu quá trình SEO trước bạn. 

Ngoài ra, để tìm các từ khóa cho chiến dịch SEO, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ sẽ được giới thiệu bên dưới.

Gom nhóm từ khoá

Sau khi đã có được danh sách từ khóa cần triển khai, bạn cần bắt đầu thực hiện gom nhóm từ khoá. Các từ khoá có cùng chủ đề sẽ được gom lại với nhau thành một nhóm. Việc này được thực hiện dựa vào kinh nghiệm của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện gom nhóm từ khoá với Sona tool.

Sau khi các nhóm từ khoá đã được hình thành, việc bạn cần làm là tìm từ khóa đứng đầu (từ khoá chính) cho mỗi nhóm. Vậy thực hiện việc này bằng cách nào? Một từ khoá đầu nhóm phải thoả mãn các tiêu chí như sau: ngắn nhất, có nội dung bao quát cho cả nhóm, volume lớn nhất trong nhóm đó.

Sau các bước trên, bạn đã lập được một bảng từ khóa hoàn chỉnh gồm các nhóm với từ khoá chính và từ khoá phụ. Công việc tiếp theo là xác định chủ đề nội dung cho từng nhóm từ khoá một các hợp lý nhất để triển khai content và quá trình nghiên cứu từ khoá đã hoàn thành.

Gom nhóm từ khoá
Gom nhóm từ khoá

Cách phân tích từ khoá

Khi tìm kiếm từ khoá, bạn cần phân tích từ khoá dựa trên các yếu tố sau đây để có thể lựa chọn được từ khoá phù hợp nhất:

Khối lượng tìm kiếm (Volume)

Khối lượng tìm kiếm cho biết số lần trung bình một từ khóa được tìm kiếm mỗi tháng. Ví dụ từ khóa “dịch vụ SEO” nhận được 40.500 lượt tìm kiếm mỗi tháng chỉ riêng ỏ Việt Nam. Có ba điều quan trọng bạn cần lưu ý như sau:

  • Đây là số lượng tìm kiếm không phải là số người đã thực hiện tìm kiếm.
  • Volume không cho biết là bạn sẽ nhận được bao nhiêu lưu lượng truy cập khi xếp hạng.
  • Đây là mức tìm kiếm trung bình của hàng tháng.
Volume của từ khoá
Volume của từ khoá

Số lần nhấp chuột

Nhiều người có thể tìm kiếm thứ gì đó trên Google nhưng điều có không có nghĩa là họ sẽ nhấp vào kết quả tìm kiếm và truy cập các trang web trên các top đầu. Ví dụ một từ khoá dù có lượt tìm kiếm mỗi tháng là 100 nhưng lại không có bất kỳ lượt nhấp chuột nào vì Google đã trả lời câu hỏi đó ngay trong bảng kết quả tìm kiếm.

Độ khó của từ khoá

Các chuyên gia SEO thường đánh giá độ khó xếp hạng của từ khóa theo cách thủ công là xem xét các trang xếp hạng hàng đầu cho từ khoá đó. Và có nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá xếp hạng từ khóa khó hay dễ và yếu tố được cho là quan trọng nhất chính là backlink. Dữ liệu độ khó của từ khoá (KD) từ các công cụ hỗ trợ sẽ dựa trên số lượng các trang web duy nhất liên kết đến 10 trang trong xếp hạng hàng đầu.

Hiểu về bản chất của KD, nhiều người chỉ tập trung vào tối ưu các từ khóa có độ khó thấp nhưng đây chính là sai lầm khá phổ biến vì hai lý do chính:

  • Bạn nên tập trung vào các từ khoá có KD cao: Bạn cần nhiều backlink để xếp hạng cao hơn nên việc quảng cáo nó càng sớm càng tốt sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho trang web của bạn.
  • Bạn nên xem các từ khoá khó như là một cơ hội liên kết: Thực tế các trang xếp hạng hàng đầu đều có nhiều backlink nên có thể xem như các trang này chính là các trang “xứng đáng được liên kết đến”. Nói cách khác, nếu bạn xếp hạng cao được đối với những từ khóa này, bạn sẽ thu hút được nhiều backlink hơn.
Độ khó của từ khoá
Độ khó của từ khoá

Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC)

Giá mỗi lần nhấp chuột cho biết số tiền mà nhà quảng cáo sẵn sàng trả cho mỗ

CPC của từ khoá
CPC của từ khoá

i nhấp chuột vào quảng cáo từ một từ khoá. Đây là một số liệu dành cho các nhà quảng cáo hơn là SEOer.

Ví dụ từ khoá về sản phẩm thường sẽ có CPC tương đối cao vì người dùng đang có nhu cầu mua sản phẩm đó. Ngược lại đối với các bài hướng dẫn hoặc cung cấp thông tin thì CPC lại khá thấp vì người dùng lúc này chỉ đơn giản muốn tìm kiếm thông tin.

Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khoá hiệu quả

Để quá trình nghiên cứu từ khoá được thuận lợi hơn, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như sau:

SEMRush

Keyword Magic Tool là một tính năng mạnh mẽ của công cụ SEMRush giúp người dùng thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả. Điều này làm cho việc tìm kiếm các từ khóa phù hợp dễ dàng hơn từ đó giúp bạn dễ dàng thực hiện chiến lược SEO của mình. 

Với công cụ này, bạn có thể nhập từ khóa chính hoặc chủ đề liên quan đến ngành và sau đó công cụ sẽ tự động đề xuất hàng ngàn từ khóa liên quan, bao gồm cả các biến thể, từ đồng nghĩa và cụm từ dài. Bạn có thể dễ dàng lọc kết quả theo các tiêu chí như đã kể trên.

Một tính năng đáng chú ý của Keyword Magic Tool là khả năng tạo danh sách từ khóa. Bạn có thể tạo và quản lý nhiều danh sách khác nhau để sắp xếp và lưu trữ các từ khóa quan trọng cho các chiến dịch tiếp thị cụ thể. Điều này giúp bạn duy trì sự tổ chức và tập trung vào những từ khóa quan trọng nhất.

Nghiên cứu từ khoá với SEMRush
Nghiên cứu từ khoá với SEMRush

Keywordtool.io

KeywordTool.io là một công cụ mạnh mẽ trong việc nghiên cứu từ khóa cho chiến dịch SEO của bạn. Với khả năng cung cấp danh sách phong phú và đa dạng các từ khóa liên quan đến một chủ đề cụ thể, công cụ này giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng tìm kiếm của người dùng trên các công cụ tìm kiếm như Google.

KeywordTool.io không chỉ đơn thuần cung cấp danh sách từ khóa, mà còn cho phép bạn tùy chỉnh để tìm kiếm theo ngôn ngữ, vị trí địa lý, cũng như nguồn tìm kiếm khác nhau như Google, YouTube, Bing, Amazon, và nhiều nền tảng khác. Điều này giúp bạn thấy rõ hơn về sự phân bố từ khóa trên các nền tảng khác nhau và điều chỉnh chiến lược tiếp thị của họ một cách hiệu quả hơn.

Moz Keyword Explore

Moz Keyword Explorer là một phần quan trọng trong bộ công cụ SEO của Moz, được phát triển để hỗ trợ các chuyên gia SEO. Công cụ này cho phép bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách chi tiết và hiệu quả, giúp xác định các từ khóa tiềm năng để tối ưu hóa nội dung trang web, cải thiện thứ hạng trang và thu hút lưu lượng truy cập.

Các tính năng chính của Moz Keyword Explorer bao gồm:

  • Tìm kiếm từ khóa: Công cụ cho phép bạn nhập từ khóa cụ thể hoặc chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó, nó sẽ cung cấp danh sách các từ khóa liên quan và gợi ý, giúp bạn khám phá các khả năng mới.
  • Khảo sát thị trường: Moz Keyword Explorer cung cấp thông tin về số lần tìm kiếm hàng tháng, cạnh tranh từ khóa và tỷ lệ nhấp chuột dự kiến (Click-Through Rate – CTR). Những thông tin này giúp bạn đánh giá tiềm năng của từ khóa và quyết định liệu nó có thể mang lại lưu lượng truy cập và giá trị thực sự cho trang web của bạn hay không.
  • Phân tích SERP: Moz Keyword Explorer cung cấp một cái nhìn tổng quan về kết quả tìm kiếm hàng đầu cho từ khóa bạn quan tâm. Điều này cho phép bạn xem xét những trang đang xếp hạng tốt nhất cho từ khóa đó, đánh giá cạnh tranh và hiểu rõ hơn về cách cải thiện nội dung của mình.
  • Phân tích đề xuất nội dung: Moz Keyword Explorer đề xuất các chủ đề và ý tưởng nội dung liên quan đến từ khóa bạn nghiên cứu. Điều này giúp bạn tạo ra nội dung hấp dẫn và thú vị, hướng dẫn đúng đối tượng mục tiêu.

Kết luận

Vậy với những thông tin mà Digital Marketing DMA đã cung cấp phía trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn keyword research là gì. Nhìn chung, nghiên cứu từ khoá là một nhiệm vụ SEO cốt lõi liên quan đến việc xác định các từ và cụm từ phổ biến mà mọi người thường sử dụng để nhập vào hộp tìm kiếm. Quá trình này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu tìm kiếm đối với mỗi từ khoá nhất định cũng như độ khó cạnh tranh của chúng. Từ danh sách từ khoá có được, bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa content dài hạn cho website.

Liên hệ SEO

Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

Câu hỏi thường gặp về Keyword research

  1. Tại sao nghiên cứu từ khóa quan trọng đối với chiến lược SEO của một trang web?
    Nghiên cứu từ khóa giúp tìm hiểu từ người dùng tìm kiếm và cung cấp hướng dẫn tối ưu hóa nội dung cho SEO.
  2. Làm thế nào để sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm ra những từ khóa phù hợp cho ngành của mình?
    Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm kiếm từ khóa liên quan và phù hợp với ngành hoặc chủ đề của bạn.
  3. Cách xác định sự cạnh tranh và tiềm năng của một từ khóa thông qua quá trình nghiên cứu từ khóa?
    Đánh giá cạnh tranh và tiềm năng từ khóa thông qua thông tin về lượt tìm kiếm hàng tháng, cạnh tranh và CTR.
  4. Làm thế nào để phân tích kết quả tìm kiếm hàng đầu (SERP) cho một từ khóa cụ thể?
    Phân tích kết quả tìm kiếm hàng đầu (SERP) giúp hiểu cách cạnh tranh đang xếp hạng và tối ưu nội dung dựa trên điều này.
  5. Có cách nào để tối ưu hóa nội dung dựa trên thông tin từ việc nghiên cứu từ khóa?
    Thông qua thông tin từ nghiên cứu từ khóa, bạn có thể tạo nội dung chất lượng và thú vị hơn, hướng dẫn theo mong muốn của người dùng.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận