Cách chạy chiến dịch Social Media Hiệu Quả

Trong bài viết này, bạn sẽ học cách chạy chiến dịch Social Media. Khi nghĩ về các chiến dịch social media marketing, điều đầu tiên bạn nên làm ngay cả trước khi thiết lập chiến dịch là đặt mục tiêu của mình. Theo mục tiêu đó, bạn cần xác định được những gì bạn muốn đạt được từ các chiến dịch (mục tiêu) của mình và cách đo lường ROI. Mục tiêu của bạn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp (tăng nhận thức về thương hiệu, bán được nhiều hàng hơn, tăng lòng trung thành của khách hàng, v.v.) nhưng nhìn chung, chúng thuộc một trong các loại sau:.

  • Được nhiều người theo dõi hơn.
  • Được nhiều lượt chia sẻ hơn.
  • Được nhiều lượt thích, ghim, tweet.
  • Tăng thêm lưu lượng truy cập vào trang web.
  • Tạo thêm chuyển đổi.

Bất kể bạn muốn đạt được điều gì từ social media thì có một số nguyên tắc hoặc mẹo bạn có thể làm theo để tăng cơ hội thực hiện chiến một cách thành công.

Chạy chiến dịch thử nghiệm trước

Trước khi bắt đầu với chiến dịch chính của mình, tốt hơn hết bạn nên chạy một chiến dịch thử nghiệm trong vài ngày hoặc vài tuần. Trong giai đoạn thử nghiệm, bạn có thể thử nghiệm các quảng cáo, tùy chọn nhắm mục tiêu và thông báo khác nhau. Từ đó phân tích kết quả và điều chỉnh chiến dịch. 

Đối với chiến dịch thử nghiệm, bạn có thể phân bổ một phần ngân sách tổng thể của mình ( bạn nên sử dụng khoảng 20%) trong 2 tuần.

Ví dụ: Nếu bạn dự định chạy một chiến dịch trên Facebook để quảng cáo sản phẩm của mình, trước tiên bạn có thể chạy chiến dịch thử nghiệm trong hai tuần để thử nghiệm 2-3 hình ảnh cho quảng cáo cũng như các tùy chọn nhắm mục tiêu khác nhau và khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm, bạn có thể bắt đầu chiến dịch chính của bạn với những quảng cáo tối ưu nhất (quảng cáo có CTR tốt nhất).

Xác định đối tượng mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch

Các nền tảng mạng xã hội có rất nhiều thông tin về người dùng và bao gồm nhân khẩu học, sở thích, lượt thích/không thích và nhiều thông tin khác nữa.

Khi chạy chiến dịch social media, hãy tận dụng tất cả những dữ liệu này và làm cho chiến dịch của bạn được nhắm mục tiêu đến các nhóm người cụ thể (dựa trên nhân khẩu học, vị trí và sở thích của họ) và bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn (mức độ tương tác cao hơn với chi phí thấp hơn).

Đừng quên ‘Call to Action’

Khi chạy một chiến dịch trên Facebook hoặc Twitter, bạn rất dễ bị cuốn theo các yếu tố khác mà quên mất ‘call to action’. Nói một cách đơn giản, đây là yếu tố mà bạn thúc đẩy người dùng làm điều gì đó, có thể là truy cập trang web, đăng ký nhận bản tin qua email hoặc ấn xem sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Trong mỗi quảng cáo hoặc bài đăng được quảng cáo (hoặc tweet), hãy đảm bảo rằng bạn đã có định hướng rõ ràng cho người dùng rằng họ cần làm gì khi nhìn thấy quảng cáo đó. Đây là một ví dụ rất hay từ MusicAcademy trên Facebook.

Quảng cáo Facebook với call to action hiệu quả
Quảng cáo Facebook với call to action hiệu quả

Theo dõi kết quả

Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng đây có lẽ là sai lầm phổ biến mà mọi người mắc phải khi thiết lập các chiến dịch social media marketing. Đúng là tất cả các mạng xã hội sẽ cung cấp cho bạn số liệu thống kê về chiến dịch quảng cáo (số lượt xem, số lần nhấp vào quảng cáo, chi phí, v.v.) nhưng bạn cũng cần thiết lập mục tiêu Google Analytics và theo dõi chuyển đổi để biết người dùng nào đã thực hiện hành động như bạn mong muốn.

Số liệu thống kê trên các nền tảng mạng xã hội cũng ổn nhưng bạn cần nhiều dữ liệu hơn để xác định xem chiến dịch thành công hay thất bại.

Ví dụ: Khi chạy chiến dịch trên Facebook, bạn cần thiết lập theo dõi chuyển đổi trên Facebook để theo dõi xem lượt truy cập nào từ Facebook đã tạo ra chuyển đổi trên website.

Người dùng không muốn nhìn thấy quảng cáo

Nếu bạn cố gắng dành hết mọi công sức để quảng cáo về doanh nghiệp của bạn trong khi người dùng không thể nhận được bất kỳ giá trị nào từ nội dung đó thì chắc chắn chiến dịch social media marketing sẽ thất bại.

Bạn nên nhớ rằng người dùng không hề muốn xem quảng cáo của bạn nên hãy cố gắng tìm cách cũng như động lực để khiến họ tương tác với những nội dung hữu ích và có giá trị hơn. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là đưa ra các chương trình giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ: Hãy xem cách Amazon quảng cáo ‘Khuyến mãi hôm nay’.

Cung cấp ưu đãi cho người dùng thông qua Facebook
Cung cấp ưu đãi cho người dùng thông qua Facebook

Biết điểm dừng phù hợp

Social media là một cách hiệu quả để có được nhiều khách hàng hơn và kiếm được nhiều doanh thu hơn nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng đối với tất cả các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề.

Có những trường hợp social media  không phải là phương tiện phù hợp để tiếp cận khách hàng mới và tốt hơn hết bạn nên dừng các chiến dịch quảng cáo của mình trong trường hợp này thay vì tiêu tiền mà không thu lại được gì.

Giả sử bạn đang chạy một chiến dịch trong 3 tuần và đã tiếp cận được hàng nghìn người có CTR tốt nhưng bạn chưa thực hiện được bất kỳ giao dịch mua hàng nào. Bạn sẽ làm gì? Tiếp tục chạy chiến dịch và chi nhiều tiền hơn hay dừng lại?

Không có câu trả lời nhất định nhưng cách tốt nhất là kiểm tra xem có cách nào để tối ưu hóa chiến dịch hơn nữa hay không bằng cách thay đổi tùy chọn nhắm mục tiêu hoặc tối ưu hóa landing page trên website của bạn.

Nếu bạn cho rằng cả hai điều này đã được tối ưu hóa thì có lẽ cách tốt nhất là dừng chiến dịch social media marketing và phân bổ ngân sách của bạn trên các kênh khác (chiến dịch PPC, SEO, v.v.).

Theo dõi phản hồi của mọi người về chiến dịch

Không có gì lạ khi nhận được những nhận xét không hay về công ty hoặc sản phẩm của bạn. Có nhiều lý do khiến iều này lại xảy ra nhưng thực tế là bạn không thể tránh được 100%. 

Điều quan trọng là trong thời gian chạy chiến dịch, bạn cũng theo dõi việc đề cập đến thương hiệu của mình (cách đơn giản nhất là tìm kiếm tên thương hiệu của bạn trên Facebook, Twitter, Pinterest, v.v.) hoặc sử dụng các công cụ như SEMRUSH và xem mọi người đang nói gì về nó .

Sau đó, bạn có thể cố gắng trả lời mọi nhận xét hoặc phê bình không hay bằng cách đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp trung thực cho nhận xét hoặc câu hỏi của họ.

Kết luận

Social media marketing là cách tiếp thị thịnh hành hiện nay nhưng chưa hẳn là cách phù hợp với mọi doanh nghiệp. Theo Khóa học Digital Marketing, cách tốt nhất để tìm hiểu xem đây có phải là kênh bạn có thể sử dụng để tăng doanh thu hay không là chạy các chiến dịch thử nghiệm trên các nền tảng ưa thích của bạn. Hãy kiểm tra các quảng cáo, tùy chọn nhắm mục tiêu và thông điệp khác nhau rồi phân tích kết quả. Nếu kết quả khả quan thì có nghĩa là bạn sẽ có ít rủi ro mất tiền hơn và hãy áp dụng các cách chạy chiến dịch Social Media như trên để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Liên hệ SEO

Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

Câu hỏi thường gặp về cách chạy chiến dịch social media

  1. Làm thế nào để xác định mục tiêu chiến dịch social media của mình?
    Xác định mục tiêu bằng cách đặt câu hỏi: Muốn tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, hay tăng tương tác?
  2. Có những nền tảng social media nào phổ biến và phù hợp nhất cho chiến dịch?
    Chọn nền tảng phù hợp với đối tượng: Facebook cho đa dạng, Instagram cho hình ảnh, LinkedIn cho chuyên nghiệp, Twitter cho tin tức nhanh, và TikTok cho nội dung sáng tạo.
  3. Làm thế nào để tạo nội dung hấp dẫn và chia sẻ trên các mạng xã hội?
    Tạo nội dung chia sẻ bằng cách tạo hình ảnh và video hấp dẫn, sử dụng câu chuyện và thảo luận để kích thích tương tác.
  4. Đo lường hiệu suất chiến dịch social media như thế nào và có những chỉ số quan trọng nào cần theo dõi?
    Đo lường hiệu suất qua số lượt tương tác, doanh số bán hàng từ mạng xã hội, và theo dõi chỉ số như tỷ lệ tương tác và doanh thu từ từng chiến dịch.
  5. Làm thế nào để duy trì tính tương tác và tạo ấn tượng tích cực từ cộng đồng trên mạng xã hội?
    Duy trì tính tương tác bằng cách đáp trả người hâm mộ, tham gia thảo luận, và định kỳ cập nhật nội dung mới để giữ sự quan tâm.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận