Sự khác nhau giữa Remarketing & Retargeting

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về sự khác nhau giữa Remarketing & Retargeting. Mặc dù hai thuật ngữ này nhìn chung khá giống nhau về khái niệm và cả mục đích nhưng bạn cũng không nên nhầm lẫn chúng với nhau. Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng và dễ hiểu nhất về hai khái niệm này để bạn hiểu rõ chính xác và sử dụng chúng trong các chiến dịch sao cho hợp lý nhất.

Retargeting là gì?

Như đã được định nghĩa rõ ràng trong bài viết Retargeting là gì, Retargeting (nhắm mục tiêu lại) là quá trình tiếp cận lại nhóm người dùng đã từng truy cập vào website/ landing page của thương hiệu bằng các quảng cáo trả tiền (paid ads) hoặc quảng cáo hiển thij (dísplay ads) ở những nơi khác nhau (có thể là các kênh social media) sau khi họ đã rời khỏi trang web. 

Mục đích chính của Retargeting là tăng sự nhận biết về thương hiệu (awareness) và khuyến khích người dùng quay lại website (tăng CTR) và từ đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (CR – Conversion rate).

Remarketing là gì?

Remarketing (tiếp thị lại) là một thuật nghĩ khá rộng, chiến dịch remarketing sẽ đưa quảng cáo tới những người đã từng tương tác với sản phẩm, thương hiệu hoặc webiste của doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện hành động chuyển đổi như đăng ký dịch vụ, mua hàng, đặt hàng,… thông qua email. Chính vì vậy, chiến dịch remarketing sẽ được tối ưu cá nhân hoá cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

Mục đích chính của chiến dịch Remarketing là nhắc nhở người dùng về những thao tác họ dừng đột ngột (thêm sản phẩm vào giỏ hàng mà chưa thanh toán) hoặc thực hiện chiến lược gia tăng giá bán (up-sell) hoặc bán chéo sản phẩm (cross-sell).

Chiến dịch Remarketing
Chiến dịch Remarketing

Sự khác nhau giữa Remarketing & Retargeting

Mặc dù hai thuật ngữ Retargeting (nhắm mục tiêu lại) và Remarketing (tiếp thị lại) thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng về mặt lý thuyết, chúng không giống nhau vì có một số điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Hai chiến dịch này giống nhau ở chỗ cả hai đều là phương pháp đưa thương hiệu của bạn trở lại với khách hàng mục tiêu sau khi họ đã rời khỏi website.

Retargeting sử dụng quảng cáo trả phí để thu hút lại người dùng vào website một lần nữa khi họ chỉ mới rời khỏi website. Trong khi đó, Remarketing thường liên quan đến việc sử dụng email để kết nối lại với những người dùng đã vô tình “bỏ quên” thương hiệu của bạn trong một khoảng thời gian nào đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, cả remarketing và retargeting đều đề cập đến các kỹ thuật giống nhau nhưng bạn đừng nhầm lẫn thuật ngữ này.

Ví dụ: Bạn sẽ nhận thấy rằng Google sử dụng thuật ngữ Remarketing trong khi Facebook và các nền tảng khác sử dụng thuật ngữ Retargeting.

Sự khác nhau giữa Remarketing và Retargeting
Sự khác nhau giữa Remarketing và Retargeting

Kết luận

Vậy với những thông tin mà Khóa học Digital Marketing đã cung cấp phía trên, hy vọng bạn đã nắm rõ sự khác nhau giữa Remarketing & Retargeting. Về lý thuyết, Remarketing và Retargeting có một số khác biệt nhưng trên thực tế, cả hai thuật ngữ đều có cùng ý nghĩa và mục tiêu là đưa khách truy cập quay lại trang web hoặc ứng dụng của bạn thông qua các chiến dịch quảng cáo cụ thể.

Câu hỏi thường gặp về sự khác nhau giữa Remarketing & Retargeting

  1. Remarketing và Retargeting khác nhau như thế nào?
    Remarketing thường bao gồm việc tiếp thị lại cho người đã tương tác với trang web, trong khi Retargeting tập trung vào việc hiển thị quảng cáo cho những người đã tương tác với quảng cáo trước đó.
  2. Làm thế nào Remarketing và Retargeting ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị trực tuyến?
    Cả hai đều tăng cơ hội chuyển đổi bằng cách liên tục nhắc nhở và quảng cáo đến người dùng quan tâm.
  3. Cơ chế hoạt động của Remarketing và Retargeting là gì?
    Remarketing sử dụng email, hiển thị quảng cáo, và nhiều kênh khác để tái tạo tương tác. Retargeting chủ yếu sử dụng quảng cáo hiển thị.
  4. Khi nào nên sử dụng Remarketing và khi nào nên sử dụng Retargeting?
    Sử dụng Remarketing khi muốn tiếp cận người đã thăm trang web. Sử dụng Retargeting khi muốn quảng cáo đối với người đã tương tác với quảng cáo trước đó.
  5. Có những điểm mạnh và yếu của Remarketing so với Retargeting, và ngược lại?
    Remarketing thường linh hoạt hơn với nhiều kênh, trong khi Retargeting có thể tập trung mạnh mẽ hơn vào quảng cáo hiển thị. Tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược, mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận