Bài 9: Cách nghiên cứu từ khóa

Trong bài viết này, bạn sẽ học cách nghiên cứu từ khóa với hai phương pháp chính khác nhau mà bạn có thể áp dụng. Keyword Research được xem là quá trình nền tảng và bắt buộc phải thực hiện đối với mọi chiến dịch SEO hoặc bất kỳ chiến dịch quảng cáo trực tuyến nào để đạt được thành công như mong muốn. Bạn có thể sẽ cần phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức ra để thực hiện nghiên cứu từ khoá nhưng điều này là hoàn toàn xứng đáng với những lợi ích mà nó có thể mang lại về sau.

Nghiên cứu từ khoá là gì?

Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ mà người dùng thường sử dụng để tìm kiếm dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp hoặc các thông tin khác liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp hướng đến.

Với danh sách các từ và cụm từ tìm kiếm được, bạn cần dựa vào khối lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh để đưa ra quyết định về chủ đề bài viết thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Điều này giúp thu hút được nhiều người đọc, website giữ được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi tăng cao.

Cách nghiên cứu từ khoá
Cách nghiên cứu từ khoá

Có các loại từ khoá nào?

Xét theo chủ đề, từ khoá được chia thành 2 loại chính như sau:

Từ khoá chính

Từ khoá chính là những từ khóa trọng tâm đại diện cho một ngành nghề hoặc dịch vụ nhất định. Thông thường, từ khoá chính chỉ bao gồm từ 1-2 chữ và có độ cạnh tranh rất cao. Ví dụ về từ khoá chính là “SEO”.

Từ khoá đuôi dài

Các từ khoá đuôi dài hay còn được gọi là từ khoá phụ, những từ này xuất phát từ keywords chính, thêm tiền tố, hậu tố nên thường bao gồm 3 từ trở lên. Ví dụ về từ khoá đuôi dài như “Dịch vụ SEO giá bao nhiêu tại TPHCM”, “Content SEO là gì?”,…

Mục tiêu của nghiên cứu từ khoá là gì?

Nói nghiên cứu từ khoá là quá trình không thể thiếu đối với mọi chiến dịch SEO, vậy mục tiêu của việc nghiên cứu từ khoá là gì? 

  • Mục tiêu đầu tiên của việc tìm kiếm từ khoá là tăng lưu lượng truy cập tự nhiên cho website. Việc bạn cố gắng tối ưu xếp hạng cho các từ khóa không mang lại lưu lượng truy cập là rất mất thời gian.
  • Hơn nữa, việc tập trung tối ưu đúng từ khóa giúp bạn tăng được tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Hay nói cách khác, keyword research giúp bạn tìm ra được các từ khoá phù hợp với mục tiêu kinh doanh để tạo ra được doanh thu, khách hàng tiềm năng.
  • Mục tiêu cuối cùng là tìm ra được các từ khoá phù hợp với nội tại website, hay nói cách khác là các từ khoá phù hợp với sức mạnh website của bạn, có khả năng cao để lên top.

Tại sao cần thực hiện nghiên cứu từ khoá?

Vậy tại sao bạn cần thực hiện nghiên cứu từ khoá?

Hiểu được insight khách hàng

Thông thường, khi thực hiện nghiên cứu từ khoá thì bạn sẽ phải đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến khách hàng như: Họ bao nhiêu tuổi? Công việc là gì? Thu nhập như thế nào?… để hình dung được chân dung khách hàng mục tiêu cũng như xác định được nhu cầu của họ là gì. Từ đó bạn mới có thể xây dựng được nội dung phù hợp với từng tập khách hàng và đáp ứng chính xác nhu cầu của họ.

Các phương pháp nghiên cứu từ khoá
Các phương pháp nghiên cứu từ khoá

Chọn được từ khoá phù hợp

Trên thực tế, không phải tất cả những gì bạn nghĩ đều trùng khớp với những gì khách hàng nghĩ. Do đó, có những từ khoá bạn nghĩ ra và cho rằng khách hàng sẽ tìm kiếm rất nhiều nhưng thật ra họ không hề nghĩ đến từ đó và ngược lại.

Lúc này, Keyword Research sẽ giúp bạn xác định được những từ khoá nào được tìm kiếm nhiều, độ khó cạnh tranh là bao nhiêu để bạn có thể chọn được những từ khoá phù hợp từ những dữ liệu cụ thể. Căn cứ vào đó, bạn cũng sẽ biết được rằng nên ưu tiên tối ưu những từ khoá nào để đạt được kết quả SEO tốt nhất.

Xây dựng kế hoạch nội dung dài hạn cho website

Kết quả cuối cùng của quá trình nghiên cứu từ khoá là tìm ra được một bộ từ khoá hoàn chỉnh nên căn cứ vào đó thì bạn có thể hiểu và định hướng phát triển nội dung hiệu quả. Bài viết trên website nên bao gồm các chủ đề lớn, mỗi chủ đề lớn gồm nhiều topic nhỏ và nội dung cụ thể cần có để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tìm hiểu về intent của người dùng

Intent hay còn được hiểu là mục đích tìm kiếm của người dùng khi thực hiện truy vấn một từ khoá nào đó:

Mục đích thông tin

Mục đích thông tin có nghĩa là người dùng đang muốn tìm kiếm thông tin cụ thể về một điều gì đó mà họ chưa biết. Ví dụ người dùng đang không biết về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, có thể họ sẽ search “SEO là gì?”. Nhiệm vụ của bạn lúc này là cung cấp khái niệm SEO cùng với những thông tin liên quan khác, thoả mãn được thắc mắc của người dùng.

Intent của người dùng
Intent của người dùng

Mục đích giao dịch

Mục đích giao dịch chính là mục đích mua hàng, đây thường là các từ khoá đuôi dài và có tỷ lệ chuyển đối rất cao. Ví dụ như “Mua vé máy bay VNA”.

Mục đích điều hướng

Với mục đích này, người dùng đã xác định ngay từ đầy là muốn truy cập vào website nào nên truy vấn của họ thường bao gồm tên thương hiệu phía sau. Ví dụ như “Giày chạy bộ Nike”.

Mục đích nghiên cứu thị trường

Người dùng có ý định mua hàng trong tương tai nên họ đang trong giai đoạn tìm hiểu và so sánh các sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như: Tủ lạnh mini tốt nhất, địa chỉ nha khoa bọc răng sứ tại TPHCM,…

Các cách nghiên cứu từ khoá hiệu quả

Bạn có thể áp dụng 2 cách chính để nghiên cứu từ khoá hiệu quả, sau đây là tổng quan về 2 phương pháp:

Các phương pháp nghiên cứu từ khoá
Các phương pháp nghiên cứu từ khoá

Phương pháp đầu tiên là tiếp cận “từ trên xuống” (top-down approach). Với cách này, bạn cần nghĩ về các chủ đề chung có thể liên quan đến doanh nghiệp của mình. Sau đó, sử dụng các kỹ thuật khác nhau để xác định từ khóa nào sẽ sử dụng trong các chiến dịch tối ưu hóa content. Phương pháp này phù hợp hơn cho các trang web hoặc blog mới không có nhiều nội dung.

Phương pháp thứ hai là sử dụng trang web của đối thủ cạnh tranh làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu từ khoá của bạn. Với sự trợ giúp của các công cụ nghiên cứu từ khoá, bạn có thể tìm được các từ khóa sinh lợi cho doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng. Phương pháp này rất hữu ích khi bạn hết ý tưởng hoặc không chắc chắn nên tiếp tục tối ưu hoá từ khoá nào.

Cách 1: Tiếp cận “từ trên xuống” 

Tiếp cận từ trên xuống là cách truyền thống để thực hiện nghiên cứu từ khóa. Quá trình này bao gồm một số bước để chuyển đổi các ý tưởng chung của bạn thành các từ khóa thoả mãn một số tiêu chí nhất định như: Có lưu lượng truy cập tiềm năng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp,…

  • Bước 1: Tìm hiểu thị trường ngách.
  • Bước 2: Viết ra các ý tưởng chủ đề và tạo nhóm chủ đề.
  • Bước 3: Tìm từ khóa chính sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa.
  • Bước 4: Tìm hiểu mục đích tìm kiếm của mỗi từ khóa.
  • Bước 5: Tìm các từ khóa đuôi dài.
  • Bước 6: Chọn lọc các từ khoá phù hợp với website của bạn.

Bước 1: Tìm hiểu thị trường ngách

Bước đầu tiên là tìm hiểu càng nhiều sâu càng tốt về thị trường ngách của bạn. Bạn cần biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai và họ đã có những từ khoá nào nằm trong bảng xếp hạng của Google.

Hãy truy cập Google và bắt đầu nhập các từ khoá chính liên quan đến thị trường ngách của bạn. Truy cập tất cả các trang web xuất hiện trên trang đầu tiên của Google và lưu ý những điều như:

Domain authority: Đây là điểm số từ 0 đến 100 nhằm dự đoán mức độ xếp hạng của một trang web trên các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng các công cụ như SEMRUSH, Ahrefs hoặc Moz để tìm điểm này của trang web. Điểm càng cao thì trang web càng có thẩm quyền cao.

Truy cập trang web của đối thủ và kiểm tra nội dung của họ: Hãy lưu ý những yếu tố như loại và độ dài của nội dung cũng như tần suất xuất bản của chúng.

Sử dụng “site” operation để tìm hiểu xem họ có bao nhiêu trang trong chỉ mục của Google. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một dấu hiệu về sức mạnh của một trang web.

Google Site Operator
Google Site Operator

Bước 2: Viết ra các ý tưởng chủ đề và tạo nhóm chủ đề

Bạn hãy viết ra bất cứ điều gì bạn nghĩ đến liên quan đến thị trường ngách, ngành nghề và sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy đặt mình vào vị trí người tìm kiếm trên Google và thử nghĩ xem họ có thể gõ vào Google những cụm từ tìm kiếm nào.

Nếu cần, hãy truy cập lại các trang web đã nêu ở bước 1 và xem kỹ tiêu đề trang của chúng. Điều này có thể cung cấp cho bạn nhiều ý tưởng hơn về các chủ đề liên quan đến thị trường ngách của bạn mà bạn có thể chưa từng nghĩ tới.

Sau đó, hãy nhóm các ý tưởng của bạn để tạo thành các nhóm chủ đề và mỗi nhóm chủ đề nên bao gồm các ý tưởng liên quan. Giả sử bạn đang ở trong lĩnh vực digital marketing và muốn tìm các từ khóa có khả năng giúp bạn có được khách hàng cho công ty của mình. Thị trường mục tiêu của bạn là các doanh nghiệp nhỏ và công ty mới thành lập đang tìm kiếm các loại dịch vụ khác nhau liên quan đến digital marketing.

Nhóm chủ đề của bạn có thể bao gồm những điều sau đây:

Ví dụ về nhóm chủ đề
Ví dụ về nhóm chủ đề

Trong đó:

  • General Information Bucket (Nhóm thông tin chung) bao gồm các ý tưởng liên quan đến các câu hỏi chung về digital marketing.
  • Small business (Doanh nghiệp nhỏ): Nhóm này bao gồm các cụm từ tìm kiếm mà chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng trên Google khi tìm kiếm các agency.
  • Services (Dịch vụ): Nhóm này bao gồm các cụm từ tìm kiếm liên quan đến các dịch vụ tiếp thị cụ thể như SEO và tiếp thị truyền thông mạng xã hội.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa cho trang web của mình, bạn có thể sẽ có nhiều nhóm chủ đề và điều này là rất tốt. Hãy nhớ rằng đây là một quá trình lâu dài và bạn không có nghĩa vụ phải hoàn thành nó ngay trong lần đầu tiên.

Do đó, hãy cứ viết các ý tưởng cơ bản và chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Tìm từ khoá chính sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá

Bây giờ bạn đã có một danh sách các từ khoá chính được chia thành các nhóm chủ đề, đã đến lúc chuyển ý tưởng của bạn thành các từ khóa SEO thật sự. Từ khóa SEO là những truy vấn thực tế mà mọi người nhập vào một công cụ tìm kiếm và chúng rất quan trọng đối với trang web của bạn.

Để làm được điều đó, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của các công cụ nghiên cứu từ khóa. Mình sẽ hướng dẫn nghiên cứu từ khoá bằng SEMRUSH, nhưng bạn có thể sử dụng công cụ yêu thích của mình để tìm kiếm từ khoá cũng không sao. 

Bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Đăng nhập vào SEMRUSH và truy cập KEYWORD MAGIC TOOL.
  • Lấy nhóm chủ đề đầu tiên của bạn và bắt đầu phân tích.
  • Lướt qua danh sách kết quả và chọn tất cả các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn và nhấp vào nút THÊM VÀO TRÌNH QUẢN LÝ TỪ KHÓA.
Ở giai đoạn này, bạn không cần quan tâm đến lưu lượng tìm kiếm hàng tháng hoặc độ khó của từ khóa mà chỉ cần tập trung chọn các từ khóa phù hợp nhất cho trang web của mình.
SEMRush Keyword Magic Tool
SEMRush Keyword Magic Tool

Lặp lại quy trình để phân tích ít nhất mười ý tưởng từ nhóm chủ đề của bạn. Sau khi đã chọn lọc các từ khoá, bạn có thể vào KEYWORD MANAGER để xem các từ khóa bạn đã chọn. Bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc để sắp xếp các từ khoá theo volume.

Bước 4: Tìm hiểu mục đích tìm kiếm của mỗi từ khoá

Bây giờ bạn đã có danh sách các từ khóa chính, đã đến lúc kiểm tra mục đích tìm kiếm của từng từ khóa. Google đang làm rất tốt trong việc hiểu rõ  ý định thực sự của người dùng, vì vậy những gì họ hiển thị trên trang đầu tiên rất gần với những gì người dùng đang tìm kiếm nên để tìm được intent của người dùng, bạn hãy tham khảo các bài viết nằm ở trang đầu của Google.

Ví dụ:  Với  từ khóa ‘Freelance Digital Marketing’, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các kết quả là các bài viết về cách trở thành một freelancer. Vì mục tiêu của bạn lúc này là tìm từ khóa để thu hút khách hàng nên từ khóa này không phù hợp. Mục đích của người tìm kiếm không phải là thuê một freelancer mà là học cách trở thành một freelancer.

Bước 5: Tìm các từ khoá đuôi dài

Khi bạn xem qua danh sách các từ khóa chính của mình, bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết chúng đều có tính cạnh tranh cao. Nói cách khác, khi bạn tìm kiếm những từ khóa này trên Google, bạn sẽ thấy hàng trăm trang web đang cạnh tranh cho một trong những vị trí hàng đầu.

Nếu bạn có một trang web lâu đời với điểm tên miền cao, đây có thể không phải là vấn đề quá lớn nhưng nếu bạn mới bắt đầu thì đây là một thử thách lớn. Vì vậy, thay vào đó, đây là lúc bạn nên làm là điều chỉnh chiến lược nghiên cứu từ khóa của mình và bắt đầu tìm kiếm những từ khóa ít cạnh tranh hơn, tức là từ khóa đuôi dài.

Các từ khóa đuôi dài chiếm 70% trong tất cả các tìm kiếm và đó là cơ hội duy nhất để bạn bắt đầu xếp hạng cao trên Google để mang lại lưu lượng truy cập tự nhiên cho trang web của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi của long tail keyword
Tỷ lệ chuyển đổi của long tail keyword

Cách nhanh nhất để tìm các từ khóa đuôi dài là sử dụng hai công cụ SEMRUSH, công cụ ‘Keyword Magic Tool’ và ‘Topic Research’. Hãy truy cập lại vào Keyword Magic Tool, nhập từ khóa chính của bạn và sử dụng ‘Bộ lọc nâng cao’ để tìm các từ khóa có 5 từ trở lên. Chỉ cần nhập số 5 vào hộp ‘Words Count’ và nhấp vào Áp dụng.

Danh sách kết quả sẽ là những từ khóa bao gồm hơn 5 từ. Chọn các từ khóa phù hợp với doanh nghiệp của bạn, kiểm tra mục đích tìm kiếm của chúng bằng cách phân tích kết quả của Google và thêm chúng vào danh sách từ khóa của bạn.

Một cách khác để tìm các từ khóa đuôi dài là sử dụng công cụ ‘Topic Research’. Chọn tùy chọn topic research từ menu, nhập ý tưởng chủ đề của bạn và nhấp vào GET CONTENT IDEAS.

SEMRush Topic Research Tool
SEMRush Topic Research Tool

Bước 6: Chọn lọc các từ khoá phù hợp với website của bạn

Khi bạn đã thực hiện đến bước này, bạn sẽ có một danh sách các từ khóa bao gồm cả từ khóa chính và từ khóa đuôi dài mà bạn muốn xếp hạng. Chắc chắn đó là một danh sách lớn và không dễ quản lý.

Bây giờ là lúc để sửa lại danh sách một lần nữa và thu hẹp danh sách xuống còn 20-30 từ khóa mà bạn có thể thực hiện tối ưu bằng cách tạo các trang đích được tối ưu hóa cho SEO. Truy cập Trình quản lý từ khóa và xem qua từng từ khóa một và quyết định xem nên giữ chúng hay xóa chúng khỏi danh sách của bạn.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

Mục đích tìm kiếm từ khóa có phù hợp mục tiêu tiếp thị của bạn không? Nếu mục tiêu của bạn là có được khách hàng mới, ưu tiên của bạn phải là các từ khóa có mục đích tìm kiếm mua chứ không phải từ khóa cung cấp thông tin.

Độ khó của từ khóa có thấp so với các từ khóa khác không? Độ khó của từ khóa là ước tính mức độ khó để xếp hạng tốt trong tìm kiếm tự nhiên của Google cho từ khóa đó. Mỗi công cụ có cách tính độ khó từ khóa riêng nhưng nhìn chung giá trị càng thấp càng tốt.

Google xếp hạng các trang web bình thường trong 10 vị trí đầu tiên hay chỉ các trang web lớn và có thẩm quyền cao? Nếu đúng như vậy, hãy xóa từ khóa khỏi danh sách của bạn.

Bạn có thể cung cấp nội dung tốt cho từ khóa đó không? Để đạt được thứ hạng tốt cho bất kỳ từ khóa nào, bạn cần cung cấp được nội dung khiến người dùng hài lòng. Quay trở lại Google và kiểm tra cẩn thận nội dung của các trang đầu tiên và xem xét xem bạn có thể nghĩ ra thứ gì đó tốt hơn hoặc khác biệt với những gì đã có sẵn không? Nếu không, hãy xóa từ khóa khỏi danh sách của bạn.

Hãy nhớ rằng mục tiêu của nghiên cứu từ khóa không phải là tạo một danh sách các từ khóa khổng lồ mà là một danh sách có thể quản lý được với các từ khóa đã được kiểm duyệt mà bạn thực sự có thể sử dụng trong các chiến dịch SEO và tiếp thị nội dung của mình.

Cách 2: Phân tích đối thủ

Bạn có thể sử dụng phương pháp này để theo dõi đối thủ cạnh tranh của mình và tìm hiểu xem họ nhận được bao nhiêu lưu lượng truy cập từ Google và cho những từ khóa nào. Đó là một cách tuyệt vời để tìm các từ khóa mới để bắt đầu tối ưu cho các bài đăng trên blog của bạn khi bạn cạn kiệt ý tưởng.

Đối với phương pháp này, bạn sẽ cần sự trợ giúp của một công cụ nghiên cứu từ khóa. Mình sẽ hướng dẫn bạn thực hiện phân tích đối thủ bằng SEMRush nhưng bạn có thể sử dụng các công cụ theo sở thích như Ahrefs hoặc Ubersuggest.

Giả sử rằng bạn có một trang web bán thức ăn cho chó và bạn muốn tìm từ khóa cho các chiến dịch SEO của mình. Các từ khóa phải đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra là:

  • Từ khóa với mục đích tìm kiếm mua hàng. Nói cách khác, người dùng đang tìm mua thức ăn cho chó chứ không tìm kiếm thông tin chung. 
  • Các từ khóa mà một trang web nhỏ và tương đối mới thực sự có thể xếp hạng.

Thị trường ngách thức ăn cho chó đã bão hòa nhưng như bạn có thể thấy rằng với cách tiếp cận phù hợp, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những từ khóa tuyệt vời có khả năng giúp bạn có được thứ hạng tốt.

Bước đầu tiên là xác định đối thủ cạnh tranh của bạn. Điều này giống như bước 1 của phương pháp trước. Bạn cần truy cập Google và tìm kiếm các từ khóa liên quan đến thị trường ngách của mình và kiểm tra thứ hạng của các trang web trên các vị trí hàng đầu của kết quả.

Bước thứ hai là tìm ra những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang xếp hạng. Để làm điều đó, hãy truy cập SEMRUSH, chọn TỔNG QUAN VỀ MIỀN và nhập tên miền của đối thủ cạnh tranh. Hãy xem điểm Site Authority, lưu lượng truy cập tìm kiếm ước tính và các miền giới thiệu. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một gợi ý nhanh về sức mạnh của một trang web.

Cuộn xuống ‘organic research’. Bạn có thể ngay lập tức thấy các từ khóa hàng đầu của họ.

Đây là những từ khóa mà xếp hạng trên trang đầu tiên của Google với lượng tìm kiếm hàng tháng liên quan. Bấm vào nút XEM CHI TIẾT để xem thêm từ khóa, những gì bạn thấy trong bảng là bảng phân tích tất cả các từ khóa mà miền cụ thể đang xếp hạng.

Đối với mỗi từ khóa, bạn có thể xem vị trí xếp hạng, lượng tìm kiếm, độ khó của từ khóa và các thông tin có giá trị khác. Bạn có thể sử dụng các bộ lọc ở trên cùng để lọc dữ liệu dựa trên vị trí, lượng tìm kiếm hoặc các cụm từ cụ thể. Hiện tại, bạn cần quan tâm đến việc tìm ra các trang hàng đầu của họ, vì vậy hãy nhấp vào Pages từ menu trên cùng.

Tổng quan tên miền của đối thủ cạnh tranh
Tổng quan tên miền của đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, một cách khác để bạn có thể tìm các từ khoá đuôi dài phù hợp là dựa vào mục People Also Ask nằm ngay trên bảng kết quả tìm kiếm của Google.

Mục People Also Ask
Mục People Also Ask

Nhấp vào menu thả xuống và sau đó nhấp vào tùy chọn ‘tìm kiếm’ để xem kết quả tìm kiếm cho cụm từ đó. Thật thú vị, nếu bạn xem xét kỹ hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng kết quả tìm kiếm gần như giống hệt với “’best dog food for sensitive stomach”. Trong khi “’best dog food for sensitive stomach” dù là từ khoá đuôi dài nhưng có độ cạnh tranh khá cao thì đây là một dấu hiệu rất tốt cho thấy một bài đăng được tối ưu hóa phù hợp với tiêu đề ‘Thức ăn cho chó tốt nhất dành cho chó có vấn đề về tiêu hóa’ sẽ hoạt động tốt trên Google.

Để xác nhận rằng đây là một cụm từ tốt để bắt đầu tối ưu content, hãy quay lại KEYWORD MAGIC TOOL và nhập ‘best dog food for dogs with digestive problems’.

Kiểm tra volume của từ khoá
Kiểm tra volume của từ khoá

Lúc này, bạn có thể viết một bài viết với tiêu đề “Best Dog Food For Dogs With Digestive Problems”. URL trang sẽ bao gồm từ khóa chính, tức là “best dog food for sensitive stomach”. Bài viết có thể có các tiêu đề phụ sau:

  • What Should Senior Dogs with Digestive Problems eat?
  • Wet Food for Dogs with Digestive Problems

Trong bài viết của mình, bạn có thể đưa vào nội dung của mình một cách tự nhiên các từ khóa có liên quan khác từ danh sách.

Ví dụ về việc sử dụng từ khóa trong nội dung bài viết
Ví dụ về việc sử dụng từ khóa trong nội dung bài viết

Cách 3: Liên tục kiểm tra các từ khoá thịnh hành

Bên cạnh các cách trên, bạn cũng cần theo dõi thị trường ngách của mình để biết các từ khóa thịnh hành và các từ khóa mới nổi lên. Có một thực tế là 30% truy vấn được nhập vào Google hàng tháng là hoàn toàn mới mẻ và là những từ khóa mà Google chưa từng thấy trước đây.

Điều này có nghĩa là các công cụ từ khóa sẽ không hiển thị lượng tìm kiếm lớn cho những từ khóa này hoặc hoàn toàn không hiển thị chúng. Rất có thể đó là những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn không biết nên điều này sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh vì bạn có thể xếp hạng nhanh hơn.

Google Trends là một công cụ tốt cho mục đích này. Hãy truy cập vào Google Trends và nhập từ khoá chính của bạn, lọc kết quả theo khu vực (nếu bạn đang nhắm mục tiêu các khu vực cụ thể), theo danh mục và kênh tìm kiếm của Google. Tìm phần CÂU HỎI LIÊN QUAN để tìm kiếm các từ khóa tiềm năng.

Câu hỏi có liên quan trên Google Trends
Câu hỏi có liên quan trên Google Trends

Kết luận

Nghiên cứu từ khóa là một quá trình quan trọng của SEO. Thông qua các cách nghiên cứu từ khóaDigital Marketing DMA đã hướng dẫn phía trên, bạn có thể tìm thấy các từ khóa thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp của mình và sử dụng chúng trong các chiến dịch tiếp thị nội dung và SEO của mình. Đây không phải là quá trình chỉ cần thực hiện một lần là xong mà là một quá trình liên tục, dù đơn giản nhưng tốn rất nhiều thời gian. Khi trang web của bạn phát triển, bạn sẽ cần tìm nhiều từ khóa hơn để nhắm mục tiêu và lúc này nghiên cứu từ khoá lại trở nên khó khăn hơn.

Liên hệ SEO

Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

Câu hỏi thường gặp về cách nghiên cứu từ khoá

  1. Tại sao nghiên cứu từ khóa quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến?
    Nghiên cứu từ khóa quan trọng để cải thiện hiển thị trang web trên tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu người dùng.
  2. Làm thế nào để tìm ra những từ khóa phù hợp và có hiệu suất tốt cho nội dung của một trang web?
    Sử dụng công cụ như Google Keyword Planner và theo dõi câu hỏi của người dùng để tìm từ khóa phù hợp.
  3. Có những công cụ nào được sử dụng để nghiên cứu từ khóa và đánh giá sự cạnh tranh của chúng?
    Công cụ như SEMrush và Ahrefs giúp nghiên cứu từ khóa và đánh giá cạnh tranh.
  4. Khi đã xác định danh sách từ khóa, làm thế nào để ưu tiên chúng để tối ưu hóa SEO?
    Ưu tiên từ khóa liên quan, có lượng tìm kiếm cao và độ cạnh tranh thấp cho SEO.
  5. Tôi có cần liên tục theo dõi và điều chỉnh danh sách từ khóa của mình theo thời gian?
    Theo dõi và điều chỉnh danh sách từ khóa theo thời gian để thích nghi với thay đổi trong nhu cầu người dùng và ngành.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận