Bài 12: Công cụ nghiên cứu từ khóa

Nền tảng trọng tâm của một chiến dịch SEO thành công chính là quá trình nghiên cứu từ khóa. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về các công cụ nghiên cứu từ khoá hiệu quả, chúng giúp quá trình tìm kiếm từ khoá của bạn trở nên dễ dàng hơn và kết quả mang lại cũng tốt hơn nhiều so với việc tìm kiếm từ khóa thủ công. Sử dụng tool, bạn có thể đảm bảo mình không bỏ sót bất kỳ từ khoá có giá trị nào.

SEMRUSH (Có trả phí)

SEMRush có lẽ là công cụ rất phổ biến đối với người làm SEO.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Cung cấp đầy đủ dữ liệu về từ khoá
  • Tìm kiếm từ khoá của đối thủ dễ dàng
  • Có nhiều tùy chọn về từ khoá để có thể phân tích kỹ càng.

Nhược điểm:

  • Từ khoá không hiển thị thật sự đầy đủ với ngôn ngữ tiếng Việt và từ có dấu.
  • Bản miễn phí bị giới hạn tính năng và tuỳ chọn.

Cách sử dụng

  • Bước 1: Truy cập vào SEMRush.
  • Bước 2: Chọn công cụ Keyword Magic Tool để tiến hành nghiên cứu từ khoá.
Công cụ Magic Keyword Tool
Công cụ Magic Keyword Tool
  • Bước 3: Nhập từ khoá cần nghiên cứu và chọn quốc gia rồi nhấp search.

Danh sách từ khoá sẽ hiện ta và các thông tin tổng quan bạn cần quan tâm là:

  • Lượt tìm kiếm tự nhiên (Organic Search): Lượt tìm kiếm của từ khoá mà bạn đã nhập ở thanh tìm kiếm.
  • Xu hướng tìm kiếm từ khoá (Trend): Xu hướng của người dùng trong khoảng thời gian nhất định.
  • Số từ khoá gợi ý (Keyword Suggestions): Tổng số từ khóa gợi ý ra liên quan đến từ khoá gốc.
  • Cụm từ tương tự (Phrase Match Keywords): Các từ khoá có chứa từ khoá gốc.
  • Từ khoá liên quan (Related Keywords): Các từ khoá có liên quan đến từ khoá gốc (có thể không chứa từ khoá gốc).

SEMRush có bản miễn phí nhưng các tính năng sẽ bị giới hạn và với phiên bản trả phí, bạn có 3 tùy chọn:

  • SEMRush Pro: $99.95/ tháng hoặc $999.36/ năm.
  • SEMRush Guru: $199.95/ tháng hoặc $1,999.44/ năm.
  • SEMRush Business: $399.95/ tháng hoặc $3,999.36/ năm.

Google Keyword Planner (Free)

Google Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí của Google cung cấp giúp bạn tìm các từ khóa cho chiến dịch PPC nhưng bạn cũng có thể sử dụng để nghiên cứu từ khoá SEO một cách hiệu quả.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Là một công cụ nghiên cứu từ khoá được Google cung cấp.
  • Dữ liệu lấy trực tiếp từ Google.
  • Có các thông tin quan trọng phù hợp với SEO và cả PPC.
  • Cho phép tìm từ khóa dựa vào cụm từ tìm kiếm và URL.
  • Có thể nghiên cứu cùng lúc 10 từ khoá hoặc URL.
  • Dễ sử dụng.

Nhược điểm:

  • Cần tạo tài khoản Google Ads để sử dụng.
  • Các từ khoá gợi ý có phạm vi rộng nên gây khó khăn khi lọc từ khoá.
  • Không có gợi ý từ khóa cho một số ngành nhất định.

Cách sử dụng

Để sử dụng Google Keyword Planner thì đầu tiên bạn cần có tài khoản Google Ads. Sau khi đã đăng ký tài khoản Google Ads miễn phí, bạn cần tạo chiến dịch Google Ads nhưng đừng kích hoạt nó. Lúc này, bạn có thể truy cập vào Google Keyword Planner bằng cách chọn Tools và sau đó chọn Google Keyword Planner.

Google Keyword Planner
Google Keyword Planner

 

Ở giao diện của Google Keyword Planner, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây để bắt đầu nghiên cứu từ khoá:

  • Bước 1: Chọn Discovery new keywords (Khám phá từ khoá mới).
  • Bước 2: Nhập từ khoá gốc cần nghiên cứu rồi ấn Get result (Nhận kết quả).
  • Bước 3: Sau khi công cụ đã đưa ra danh sách từ khoá gợi ý, bạn có thể tải từ khoá về để chọn lọc ra những từ khoá phù hợp với website của mình. Chọn Download keyword ideas (Tải xuống ý tưởng từ khoá).
Discover new keywords
Discover new keywords

UberSuggest (Free)

Ubersuggest là một công cụ SEO và nghiên cứu từ khóa phổ biến được phát triển bởi Neil Patel.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Công cụ miễn phí
  • Ubersuggest sở hữu một giao diện trực quan và dễ sử dụng, giúp người dùng mới làm quen với nghiên cứu từ khóa có thể sử dụng một cách hiệu quả mà không cần kiến thức chuyên sâu về SEO
  • Công cụ cung cấp thông tin đa dạng về từ khóa như khối lượng tìm kiếm hàng tháng, độ cạnh tranh, giá trị quảng cáo trả trên Google Ads, và nhiều hơn nữa.

Nhược điểm:

Dữ liệu có thể không chính xác vì được thu thập từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau.

Cách sử dụng

  • Bước 1: Truy cập vào Ubersuggest.
  • Bước 2: Nhập từ khoá gốc và chọn quốc gia.
  • Bước 3: Nhận kết quả, bạn sẽ được cung cấp ngay về các từ khoá liên quan cũng như volume, CPC,.. của chúng.
Công cụ nghiên cứu từ khoá Ubersuggest
Công cụ nghiên cứu từ khoá Ubersuggest

Google Search Console (Free)

Mặc dù chức năng chính của Google Search Console là tối ưu hóa trang web của bạn cho Technical SEO, nhưng đây là công cụ có thể được sử dụng để tối ưu hóa các trang của bạn sau khi chúng được xuất bản. Nghiên cứu từ khóa là một quá trình liên tục và công cụ tốt nhất để sử dụng để tìm ra các từ khóa thực tế mà các trang của bạn đang xếp hạng là Google Search Console.

Công cụ nghiên cứ từ khoá Google Search Console
Công cụ nghiên cứ từ khoá Google Search Console

Tại sao việc theo dõi xếp hạng của từ khoá lại quan trọng?

​​Khi bạn tối ưu hóa một trang cho một từ khóa thì chắc chắn không phải lúc nào nó cũng sẽ diễn ra như kế hoạch. Google có thể xếp hạng trang cho các từ khóa khác nhau và cách để ‘sửa lỗi này’ là tìm ra từ khóa nào mà trang có nhiều cơ hội xếp hạng hơn và thêm các từ khóa đó vào nội dung của bạn.

Bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Tạo tài khoản Google Search Console và xác thực website của bạn.
  • Bước 2: Truy cập “Search Performance report”.
  • Bước 3: Tập trung vào cột “Search terms” và “Positions”
  • Bước 4: Tìm ra các từ khoá không được thêm vào content của bạn.
  • Bước 5: Sửa đổi content và thêm các từ khoá này vào một cách tự nhiên.
  • Bước 6: Yêu cầu Google lập chỉ mục trang web của bạn lại một lần nữa.

Google Trends (Free)

Google Trends là dịch vụ web của Google giúp bạn so sánh tìm kiếm từ khoá SEO của người dùng trên toàn cầu. Google Trends sẽ gợi ý cho bạn các nhóm chủ đề, cụm từ tìm kiếm liên quan đến chủ đề mà người dùng đang quan tâm nhiều nhất.

Nghiên cứu từ khoá sử dụng Google Trends
Nghiên cứu từ khoá sử dụng Google Trends

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Là công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí của Google.
  • Có thể gợi ý xu hướng của từ khoá giúp người dùng đưa ra quyết định lựa chọn từ khoá.
  • Cho phép so sánh sự khác nhau về từ khóa theo khu vực.

Nhược điểm:

  • Số lượng từ khoá gợi ý ít vì chỉ tập trung vào những từ khóa xu hướng.
  • Nhiều từ khoá gợi ý không sát với cụm từ tìm kiếm hay chủ đề gốc.

Cách sử dụng

  • Bước 1: Truy cập vào Google Trends.
  • Bước 2: Nhập cụm từ tìm kiếm hoặc chủ đề mà bạn muốn nghiên cứu vào thanh tìm kiếm.
  • Bước 3: Trên giao diện kết quả trả về, bạn tìm đến phần “Cụm từ tìm kiếm có liên quan” rồi chọn tải về.

Lưu ý: File Excel tải về có thể bị lỗi font chữ nên bạn có thể tải và sử dụng ở Google Sheet để khắc phục lỗi này.

LSI Graph (Có trả phí)

LSI Graph cho phép bạn tìm keyword SEO liên quan đến từ khoá chính và gần giống với mục Related Searches ở cuối bảng kết quả tìm kiếm.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Gợi ý các từ khoá LSI phù hợp với chủ đề của bạn.
  • Giúp bạn lựa chọn từ khoá phù hợp nhờ có thể đánh giá mức độ giống nhau về ngữ nghĩa của từ khoá so với từ khoá gốc của bạn.
  • Đưa ra các gợi ý về nội dung thực tế đang lên top với từ khóa chính của bạn.
Nhược điểm:
  • Cần sử dụng phiên bản trả phí mới kích hoạt được hết các tính năng.
  • Tốc độ tải trang chưa được tối ưu, đôi khi trang không tải được khi đang trong quá trình nghiên cứu từ khoá.
  • Nhiều từ khóa không liên quan đến từ khoá cần nghiên cứu.

Cách sử dụng

  • Bước 1: Truy cập vào LSI Graph.
  • Bước 2: Nhập từ khoá vào ô tìm kiếm và nhấn Generate.
  • Bước 3: Chọn Save report để tải file từ khoá và bắt đầu chọn lọc từ khoá.
Công cụ nghiên cứu từ khoá LSI Graph
Công cụ nghiên cứu từ khoá LSI Graph

Bạn có thể lựa chọn các phiên bản LSI Graph với mức chi phí sau đây:

  • LSIGraph Basic: $12/ tháng
  • LSIGraph Premium: $17/ tháng
  • LSIGraph Agency: $54/ tháng

Moz Keyword Explorer (Free)

Moz Keyword Explorer là công cụ nghiên cứu từ khoá thuộc bộ công cụ hỗ trợ SEO mà Moz cung cấp. 

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Cung cấp đầy đủ thông số của từ khoá.
  • Có thể nghiên cứu từ khoá bằng chủ đề, từ khoá gốc hoặc từ một website nào đó.
  • Cung cấp tính năng CTR, giúp bạn biết được phần trăm người dùng click vào kết quả tìm kiếm khi search từ khoá.

Nhược điểm:

  • Rất nhiều từ khoá không có dữ liệu chi tiết.
  • Lượng từ khoá gợi ý bị giới hạn.

Cách sử dụng

  • Bước 1: Truy cập vào Moz Keyword Explorer và đăng ký tài khoản.
  • Bước 2: Lựa chọn thông tin nhập vào để nghiên cứu từ khoá gồm: keyword (từ khoá), root domain (tên miền chính), subdomain (tên miền phụ), exact page (trang đích chính xác).
  • Bước 3: Nhập thông tin vào khung và chọn Analyze để nhận từ khoá gợi ý.
  • Bước 4: Nhấn vào Keyword Suggestion để xem chi tiết danh sách từ khoá.
  • Bước 5: Tải về bằng cách chọn Export trong giao diện hiển thị từ khoá.
Công cụ Moz Keyword Explorer
Công cụ Moz Keyword Explorer

Bạn có thể sử dụng công cụ này miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn một số tính năng quan trọng, hoặc có thể đăng ký công cụ với 4 mức giá như sau:

  • Gói Standard: $99/ tháng
  • Gói Medium: $179/ tháng
  • Gói Large: $249/ tháng
  • Gói Premium: $599/ tháng

Keywordtool.io

Keywordtool.io chi phép bạn khai thác các từ khoá mở rộng chính xác của bất kỳ một từ khoá gốc nào. Công cụ này cung cấp từ khoá cho nhiều nền tảng tìm kiếm khác ngoài Google như Youtube, Bing, Amazon và App Store.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Tìm keyword dựa trên Google Autocomplete/
  • Có từ khoá cho các mạng xã hội phổ biến.
  • Có thể xuất kết quả sang nhiều định dạng khác nhau.
  • Giao diện đơn giản, phù hợp với người mới bắt đầu.

Nhược điểm:

  • Chỉ gợi ý các từ khoá có chứa cụm từ khoá chính.
  • Phiên bản miễn phí bị giới hạn tính năng.
  • Số lượng từ khoá gợi ý bị hạn chế.

Cách sử dụng

  • Bước 1: Truy cập vào công cụ Keywordtool.io.
  • Bước 2: Nhập từ khoá gốc cần tìm kiếm, chọn vị trí/ ngôn ngữ và ấn nút Tìm kiếm.
Công cụ keywordtool.io
Công cụ keywordtool.io
  • Bước 3: Công cụ sẽ gợi ý danh sách từ khoá liên quan nhưng với phiên bản miễn phí thì bạn không xem được thông số của từ khoá.
  • Bước 4: Tải danh sách từ khoá bằng cách ấn nút Copy/ Export all rồi lựa chọn định dạng file.

Với phiên bản có trả phí, keywordtool.io có 3 mức giá là $89/ tháng, $99/ tháng và $199/ tháng.

Keyword Finder (Có trả phí)

Keyword Finder là công cụ nghiên cứu từ khoá được nghiên cứu và phát triển bởi Mangools – một nhà phát triển nổi tiếng chuyên cung cấp các công cụ hỗ trợ SEO. 

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Giao diện người dùng đơn giản.
  • Tìm từ khoá với nhiều ngôn ngữ khác nhau và tại nhiều vị trí khác nhau.
  • Có các bộ lọc từ khoá để điều chỉnh bộ từ khoá.

Nhược điểm:

  • Lượng từ khoá bị giới hạn.
  • Không hỗ trợ nghiên cứu nhiều từ khoá cùng lúc.
  • Không nghiên cứu được từ khoá của đối thủ.

Cách sử dụng

  • Bước 1: Truy cập vào Keyword Finder và tiến hành đăng ký tài khoản.
  • Bước 2: Nhập từ khoá và lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ rồi nhấn Find Keywords.
  • Bước 3: Nhận kết quả và tham khảo thêm các tính năng thú vị khác của công cụ như Autocomplete hoặc Question.
Công cụ Keyword Finder
Công cụ Keyword Finder

Với phiên bản trả phí, bạn có 3 tùy chọn:

  • Mangtools Basic: $44/ tháng
  • Mangtools Premium: $62/ tháng
  • Mangtools Agency: $116/ tháng

Kết luận

Các công cụ nghiên cứu từ khóaDigital Marketing DMA tổng hợp phía trên được ví như chiếc la bàn giúp bạn định hướng được quá trình SEO của mình. Bằng cách cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về mỗi từ khóa trong danh sách gợi ý, các công cụ trao cho bạn cơ hội để tạo ra nội dung phù hợp xếp hạng cao trên bảng kết quả tìm kiếm, đồng thời kết nối được với khách hàng một cách hiệu quả.

Liên hệ SEO

Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

Câu hỏi thường gặp về công cụ nghiên cứu từ khoá

  1. Công cụ nghiên cứu từ khóa là gì và tại sao nó quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến?
    Công cụ nghiên cứu từ khóa giúp tìm hiểu các từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên mạng, đó là yếu tố quan trọng trong tiếp thị trực tuyến để tạo nội dung hấp dẫn.
  2. Làm thế nào để sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm ra những từ khóa phù hợp cho nội dung của một trang web?
    Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn nhập chủ đề liên quan đến trang web và công cụ sẽ cung cấp danh sách từ khóa liên quan mà người dùng thường tìm kiếm.
  3. Có những công cụ nghiên cứu từ khóa nào phổ biến và miễn phí mà người tiếp thị có thể sử dụng?
    Các công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến và miễn phí bao gồm Google Keyword Planner, Ubersuggest, KeywordTool.io.
  4. Làm thế nào để xác định tính cạnh tranh của các từ khóa và lựa chọn những từ khóa có khả năng thành công cao?
    Để đánh giá cạnh tranh từ khóa, bạn có thể xem số lượng trang web cạnh tranh cho từ khóa đó và mức độ mạnh yếu của họ.
  5. Có những chiến lược nào khác nhau mà người tiếp thị có thể áp dụng bằng cách sử dụng thông tin từ công cụ nghiên cứu từ khóa để cải thiện hiệu suất tìm kiếm và tiếp thị trực tuyến?
    Dựa trên thông tin từ công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn có thể tối ưu nội dung, tạo tiêu đề hấp dẫn, xây dựng liên kết phù hợp, và tạo chiến lược SEO hiệu quả.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận