Bài 3: Kiểm Tra Tối Ưu Chuyển Đổi

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên internet hiện nay, tập trung vào CRO là điều cần thiết để giữ vững vị thế dẫn đầu. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là một chiến lược không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào muốn tối đa hóa thành công của mình. Bằng cách phân tích hành vi người dùng một cách cẩn thận, thực hiện các thay đổi thiết kế, nội dung hiệu quả và liên tục thử nghiệm, điều chỉnh chiến lược thì website có thể tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng đạt được mục tiêu kinh doanh.

Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là gì?

Trước khi tìm hiểu tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi, bạn cần tìm hiểu và đo lường tỷ lệ chuyển đổi. Công thức tỷ lệ chuyển đổi được xác định như sau:

Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượng chuyển đổi/ Số lượng khách truy cập) * 100

Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi hoặc CRO (Conversion Rate Optimization) là quá trình tối ưu hoá trải nghiệm website hoặc landing page dựa trên hành vi của người dùng truy cập web với mục đích cải thiện xác suất khách hàng thực hiện các hành động mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ của doanh nghiệp (hành động chuyển đổi)

Hay nói cách khác, tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng sử dụng trang web khi nó cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng và các yếu tố cần cải thiện trên trang web để bạn đạt được mục tiêu bán hàng.

Hiện nay, việc tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi là cực kỳ quan trọng với các trang thương mại điện tử. Một chiến dịch tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi tốt không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà song song với đó, bạn cũng có thể khám phá ra những chiến lược tăng trưởng mới mà trước đây chưa từng nghĩ đến.

Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi
Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi

Vì sao cần tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi?

Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi là giải pháp marketing mang đến nhiều lợi ích về doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cần thực hiện tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi vì những lý do khác như sau:

  • Bạn có thể tối đa hoá Marketing ROI của doanh nghiệp, CRO tập trung vào việc sử dụng các nguồn lực có sẵn tại công ty nên sẽ tốn ít chi phí hơn và mang lại lợi nhuận tốt hơn là các chiến dịch khác để thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • CRO cho phép bạn hiểu được hành vi, xu hướng và nhu cầu của người dùng để  có thể marketing hiệu quả đến những khách hàng phù hợp với doanh nghiệp.
  • CRO giúp website của doanh nghiệp xếp hạng cao hơn trong bảng kết quả tìm kiếm (SERPs) trên Google. CRO là chiến lược đáp ứng nhu cầu của người dùng và Google thì luôn ưu tiên cho những website cung cấp chính xác những gì người dùng tìm kiếm.
  • Bạn có thể giành được lợi thế cạnh tranh hơn so với những đối thủ khác trong ngành. Nếu đối thủ của bạn chỉ đang tìm cách tăng doanh thu bán hàng bằng cách tăng lưu lượng truy cập mà không thực hiện CRO, bạn sẽ có lợi thế hơn vì có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
  • CRO giúp khách hàng mua sản phẩm hoặc đăng ký dịch vụ dễ dàng hơn, chiến dịch này sẽ loại bỏ bất cứ điều gì có thể gây khó khăn cho khách hàng khi thực hiện chuyển đổi.

Mối quan hệ giữa CRO và SEO

SEO là quá trình tối ưu hoá công cụ tìm kiếm để có được thứ hạng cao trên SERPs với mục đích chính là tăng lưu lượng truy cập cho trang web. 

Chính vì vậy, SEO và CRO được đánh giá là có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau để cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, trong phễu bán hàng SEO ở giai đoạn đầu, với nhiệm vụ thu hút khách truy cập vào trang web, sau đó một phần khách truy cập sẽ chuyển đổi thành khách hàng thực sự phụ (thuộc CR – nằm ở cuối phễu).

Phễu bán hàng
Phễu bán hàng

Do đó, SEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng với CRO vì website thu hút được khách đầu vào chất lượng thì tỷ lệ chuyển đổi càng cao và công việc CRO càng trở nên đơn giản hơn. Ngược lại, khi bạn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi với các yếu tố như tốc độ tải trang, tỷ lệ thoát, hình ảnh, nội dung,… cũng sẽ mang đến tác động đáng kể với SEO. 

Các yếu tố dưới đây vừa có tác động đến SEO, vừa có tác động đến CRO:

  • Nội dung trang web: Nội dung của website là yếu tố giúp Google xếp hạng website và cũng là yếu tố giúp người dùng tiếp nhận được các thông tin hữu ích, có giá trị, từ đó tăng tỷ lệ bán hàng.
  • Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật SEO: Các yếu tố như tốc độ tải trang, thân thiện với thiết bị di động,… vừa tác động trực tiếp đến thứ hạng của trang web vừa tăng trải nghiệm người dùng trên website.
  • Cấu trúc trang web tốt: Điều này sẽ giúp Google dễ dàng lập chỉ mục hơn, đồng thời giúp người dùng dễ điều hướng trên website.
Yếu tố chính khi tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi

Trong quá trình tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

Landing page

Landing page là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của một trang web. Đây là trang ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng nhưng nếu không được tối ưu tốt thì rõ ràng sẽ không có khả năng chuyển đổi.

Hãy cùng nhìn vào trang web của Amazon để hiểu rõ hơn về việc tối ưu thiết kế của landing page: 

Landing page của Amazon
Landing page của Amazon

Amazon đã thiết kế một cách có ý đồ cho từng trang sản phẩm để làm nổi bật ngay cả những chi tiết nhỏ nhất. Ví dụ ở trên trang sản phẩm như phía trên, khách hàng có thể dễ dàng mua hàng ngay lập tức bằng cách nhấp vào nút “Buy now” màu cam được đặt ngay bên cạnh phần thông tin sản phẩm. 

Ý đồ ở đây là màu cam, đây là một màu sắc mạnh nổi bật trên nền trắng của trang web, giúp khách truy cập dễ dàng xác định và thực hiện hành động chuyển đổi ngay lập tức.

Ngoài ra, việc sử dụng hiệu quả khoảng trắng để làm nổi bật tính năng của sản phẩm và sử dụng các hình ảnh sản phẩm lớn ở phía bên trái một cách thông minh giúp tạo được sự tin tưởng và sự chú ý của người dùng.

Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là yếu tố có tác động rất lớn đến hiệu suất tổng thể của trang web của bạn. Trên thực tế, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng, tỷ lệ chuyển đổi của trang và thứ hạng của nó trên bảng kết quả tìm kiếm.

Nếu một trang web tải trong 1.7 giây thì nó tương đối nhanh hơn 75% các trang web, nếu tải trong 0.8 giây thì nó nhanh hơn gần 94% trang web. Độ trễ tải trang dù chỉ một giây cũng có thể làm giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi vì họ không đủ kiên nhẫn và chỉ cần mua hàng ở trang web khác nhanh chóng hơn.

Nội dung của trang

Mặc dù một trang web được thiết kế đẹp mắt có thể gây được sự chú ý cho khách hàng nhưng quan trọng nhất vẫn là nội dung của trang web ra sao. Việc nội dung được tối ưu sao cho thu hút được khách truy cập ở lại trang lâu hơn và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng là điều rất quan trọng. 

Nội dung của trang web cần liên quan, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng. Ngoài ra, nội dung cũng cần mang tính thuyết phục mạnh mẽ về đặc điểm, lợi ích của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Trong đó, tiêu đề được xem là yếu tố quan trọng nhất của nội dung trên trang web. Đây là yếu tố mà người dùng sẽ nhìn thấy đầu tiên khi truy cập vào trang web và sẽ là ấn tượng đầu tiên của khách hàng về doanh nghiệp. Giả sử trường hợp khách hàng có cảm giác không thích phần tiêu đề hoặc họ cảm thấy nội dung mà bạn ghi trong tiêu đề không phải là những gì họ tìm kiếm thì chắc chắn họ sẽ không lướt xuống phía dưới.

Lời kêu gọi hành động

Lời kêu gọi hành động (Call to action – CTA) là một yêu cầu khách hàng thực hiện hành động mà bạn mong muốn và cũng rất quan trọng khi thực hiện tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi. Hành động này có thể là bất kỳ điều gì, từ việc mua hàng, thêm vào giỏ hàng, đăng ký nhận thông tin, đặt chỗ,… CTA càng được tối ưu tốt thì càng có nhiều khách hàng nhấp vào.

Hãy lấy ví dụ về trang web của Performable, chỉ bằng cách điều chỉnh màu của nút kêu gọi hành động chính từ xanh sang đỏ, họ đã tăng số lần nhấp lên đến 21%.

Tối ưu CTA giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tối ưu CTA giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Điều hướng và cấu trúc web

Cấu trúc trang web phải tập trung vào việc xây dựng trải nghiệm khách hàng để họ dễ dàng điều hướng trên website của bạn. 

Người dùng thường bắt đầu điều hướng từ trang chủ, sau đó khám phá danh mục chính và các danh mục con của nó cho đến khi tìm thấy những gì họ cần. Nếu toàn bộ quy trình này được tối ưu tốt thì người dùng sẽ không gặp vấn đề gì khi điều hướng trên trang web. Nếu website không có cấu trúc rõ ràng thì người dùng chắc chắn sẽ trở nên mơ hồ không biết mình đang ở đâu trên website. Lúc này, họ sẽ chuyển đến trang web khác ngay lập tức.

Các form điền thông tin

Form điền thông tin rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khi bán hàng, việc tối ưu hoá các điểm tiếp xúc khách hàng quan trọng này có thể giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Trong một số trường hợp, một form chi tiết có thể mang đến hiệu quả cao nhưng đôi khi chỉ cần các form ngắn gọn đủ đề có được thông tin cơ bản của khách hàng. Sau đây là mẹo tối ưu hoá form điền thông tin của bạn:

  • Bạn nên hạn chế các mục mà khách hàng cần nhập điền thông tin, có thể thêm định dạng chọn giữa các tùy chọn để có được những thông tin như giới tính, năm sinh,…
  • Form thông tin không nên có văn bản nhấp nháy, cần có kiểu dáng rõ ràng và nhất quán, giải thích ngắn gọn, chính xác những gì người dùng cần cung cấp. Nên ưu tiên đặt các thông tin quan trọng lên trước, tiếp theo là các thông tin ít quan trọng hơn.
  • Mật khẩu là một trong những trường mất nhiều thời gian nhất để điền và việc hướng dẫn người dùng tạo một mật khẩu mạnh nhưng dễ nhớ là chìa khoá giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn.

Các bước thực hiện tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi

Bạn có thể áp dụng các bước dưới đây để thực hiện tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi và tối đa hóa việc kinh doanh của doanh nghiệp:

Tiến hành khảo sát khách hàng

Các cuộc khảo sát khách hàng có thể cung cấp cho bạn phản hồi ngay lập tức về chức năng của website. Khi tìm hiểu được chi tiết trải nghiệm của khách hàng, bạn có thể đánh giá lại các yếu tố trên web để giúp họ mua hàng dễ dàng hơn. 

Nếu bạn đang muốn đánh giá cảm nhận của khách hàng về quy trình bán hàng của mình, bạn có thể thêm một khảo sát nhỏ bật lên sau khi khách hàng đã mua hàng hoặc có thể tạo cuộc khảo sát pop-up khi khách hàng sắp rời khỏi website. Khảo sát sẽ giúp bạn biết thêm về lý do tại sao khách hàng rời đi mà không mua hàng.

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào đều sẵn sàng tham gia khảo sát của bạn. Để tăng số lượng khách tham gia khảo sát, bạn cần tối ưu chúng thật ngắn gọn, đơn giản và không mất quá nhiều thời gian để điền. Một số câu hỏi ví dụ bạn có thể hỏi như Tại sao họ truy cập website của bạn? Họ có thể tìm thấy những gì họ cần hay không? Họ có gặp khó khăn gì khi sử dụng website của bạn hay không?

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Trước khi hoàn thành một chuyển đổi, người dùng thường trải qua nhiều giai đoạn và điểm tiếp xúc khác nhau trên website. Do đó, bạn cần xác định được “điểm rơi” khiến khách hàng thoát khỏi website là ở đâu thông qua việc nghiên cứu các chỉ số ảnh hưởng đến chuyển đổi. Từ đó phân tích và đưa ra cách tối ưu chi tiết.

Các số liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi bao gồm:

  • Bounce rate giúp bạn biết được phần trăm người dùng chỉ truy cập vào một trang duy nhất trên website. Từ đó bạn sẽ có kế hoạch tối ưu nội dung nhằm điều hướng khách hàng đến landing page.
  • Thời gian trung bình trên trang cho biết lượng người dùng truy cập và ở lại trên trang.
  • Nguồn truy cập là nguồn dẫn khách hàng đến website, từ Facebook, các trang mạng xã hội hay từ bảng xếp hạng của Google. Mỗi nguồn truy cập sẽ có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau.
  • Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng là phần trăm khách liên tục thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không thực hiện các bước thanh toán.
  • Mức độ tương tác xác định được nội dung, thông điệp hay vị trí nào thu hút được nhiều tương tác từ khách hàng.

Thực hiện A/B testing

Sau khi đã xác định được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi, bạn nên tiến hành thử nghiệm nhiều phiên bản khác nhau với A/B testing. Vì không có điều gì chắc chắn rằng những giả thuyết và phán đoán của bạn sẽ giúp tăng được tỷ lệ chuyển đổi.

Với A/B testing, bạn có thể thực hiện đa biến nhưng lời khuyên rằng bạn chỉ nên thực hiện thử nghiệm từng yếu tố một để xác định rằng sự thay đổi đó chính xác đã mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn hay thấp hơn và vì sao. Điều quan trọng nhất là trả lời được câu hỏi vì sao, nếu không thì thử nghiệm A/B của bạn hoàn toàn không mang lại được kết quả gì.

Một số gợi ý cho các thành phần bạn có thể thử nghiệm bao gồm:

  • Màu sắc của nút CTA
  • Thông điệp của doanh nghiệp
  • Bố cục, cách sắp xếp
  • Hình ảnh, video
Thực hiện A/B testing
Thực hiện A/B testing

Đo lường và đưa ra kết luận

Sau quá trình thử nghiệm, để biết được những giả thuyết ban đầu mình đưa ra có chính xác không thì bạn cần đo lường kết quả để có kết luận đúng đắn nhất. Thời gian để ghi nhận được kết quả có thể là vài ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng đến khi bạn có thể đánh giá được dữ liệu.

Kết luận

Bằng cách ưu tiên tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, bạn hoàn toàn có thể khai thác hết tiềm năng của website trên internet, tăng cường tương tác của khách hàng và cuối cùng là tạo thêm chuyển đổi và doanh thu. Bằng cách triển khai các chiến lược mà Digital Marketing DMA đã đề cập trong bài viết trên, bạn có thể mở ra con đường cho thành công lâu dài và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên các nền tảng kỹ thuật số. Hãy nhớ rằng chìa khóa thành công nằm ở việc thấu hiểu khách hàng, từ đó cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch và liên tục cải thiện chiến lược để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của họ.

Liên hệ SEO

Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

Câu hỏi thường gặp về Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi

  1. Tại sao tôi cần quan tâm đến việc tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi?
    Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi (CRO) quan trọng vì nó giúp tăng số lượng khách hàng hoàn thành hành động mục tiêu trên trang web.
  2. Làm thế nào để xác định tỷ lệ chuyển đổi hiện tại của trang web của tôi?
    Để xác định tỷ lệ chuyển đổi hiện tại, bạn cần theo dõi và phân tích dữ liệu về số lượng khách hàng và số lần chuyển đổi trên trang web.
  3. Có những phương pháp nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang web của tôi?
    Có nhiều phương pháp tăng tỷ lệ chuyển đổi, bao gồm cải thiện thiết kế trang web, tối ưu hóa nội dung, sử dụng gọi hành động hấp dẫn và đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt.
  4. Làm thế nào để xác định những thay đổi cần thiết để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi?
    Để xác định những thay đổi cần thiết, bạn cần phân tích dữ liệu, thực hiện kiểm tra A/B và đánh giá hiệu quả của các yếu tố khác nhau trên trang web.
  5. Cần phải thực hiện những kiểm tra nào để đảm bảo rằng các thay đổi tối ưu hóa đang có hiệu quả?
    Để đảm bảo hiệu quả của thay đổi tối ưu hóa, bạn cần thực hiện kiểm tra liên tục và theo dõi kết quả để điều chỉnh chiến lược theo hướng đạt được tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận