Bài 14: Trang 404

Trong bài này bạn sẽ tìm hiểu trang 404 là gì và tối ưu chúng như thế nào trong quá trình làm SEO. Trang 404 được hiển thị cho người dùng khi URL họ muốn truy cập không còn tồn tại trên trang web của bạn lý do là vì có thể trang đã bị xóa, URL đã bị thay đổi hoặc họ đã nhập sai URL. Hầu hết các trang web WordPress hiện đại đã tối ưu hóa các trang 404 theo mặc định. Tuy nhiên, bạn có thể tối ưu trang 404 thân thiện hơn với SEO bằng cách sử dụng plugin hoặc chỉnh sửa mẫu theme của mình.

Lỗi 404 Not Found là gì?

Lỗi 404 Not Found hay còn được gọi là lỗi HTTP 404 là lỗi xuất hiện khi người dùng truy cập vào trang web nhưng bị lỗi máy chủ server hoặc trang web đó không tồn tại. Lỗi này khiến website của bạn bị Google đánh giá thấp và làm giảm thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

Tuỳ thuộc vào từng website mà màn hình người dùng có thể hiện lên các dòng thông báo như:

  • Lỗi 404 không tìm thấy trang.
  • 404 Error
  • Lỗi 404 Not found
  • The requested URL <URL> was not found on this server
  • Error 404 Not found
  • HTTP 404
  • HTTP 404 Not found
  • Error http 404 Not Found
  • 404 Page Not Found

Có nhiều người sử dụng chuyển hướng 301 hoặc 302 đến trang chủ để cố gắng bảo vệ bất kỳ nguồn liên kết nào có được do nội dung bị xóa hoặc không tồn tại. Tuy nhiên, mình nghĩ bạn không nên làm vậy vì việc này sẽ khiến Google nghĩ rằng trang chủ của bạn là lỗi 404 mềm. 

Nguyên nhân gây ra lỗi 404

Lỗi 404 thường xuất hiện bởi các nguyên nhân sau đây:

URL bị thay đổi

URL là địa chỉ định danh của các tệp, bài viết, danh mục trên website nói riêng và internet nói chung. Nếu bạn thay đổi từ địa chỉ cũ sang mới mà không thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết thì sẽ gặp ngay lỗi 404. Ví dụ, bạn thay đổi từ daotaodigital.com sang daotaodigital.vn nhưng không thông báo cho Google thì khi người dùng truy cập vào địa chỉ daotaodigital.com sẽ hiển thị lỗi 404 Not Found.

Sai sót khi bật mod_rewrite

Kỹ thuật trong cài đặt web mod_rewrite cho phép bạn ghi lại địa chỉ website từ dạng này thành một dạng khác. Nếu bạn thực hiện chuyển hướng đường dẫn URL không chuẩn thì các truy vấn của người dùng vào website sẽ báo lỗi 404.

Tạo sai mã code

Một nguyên nhân khá phổ biến khác gây ra lỗi 404 là lập trình viên viết code thiết kế website bị sai, chỉ cần nhầm lẫn một dấu chấm, dấu phẩy, dấu hoặc thì web cũng có thể bị error 404.

Lỗi 404 ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Lỗi 404 sẽ thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình làm SEO website. Trường hợp nếu lỗi 404 xảy ra cao bất thường thì đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề về thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm. 

Việc một website mắc nhiều lỗi 404 sẽ khiến các con bot gặp nhiều cản trở khi tiếp tục crawl những link khác, điều này khiến Google đánh giá thấp trang web và thứ hạng giảm sút nhanh chóng.

Nếu người dùng gặp tình trạng nhiều trang trên một website bị lỗi thì cũng sẽ khiến Bounce Rate tăng cao, tương tác với người dùng không còn, tụt giảm traffic và xếp hạng trên bảng hiển thị kết quả tìm kiếm.

Lỗi 404 ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
Lỗi 404 ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Làm thế nào để tối ưu Trang 404?

Một trang 404 giúp làm tăng trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng truy cập cần đáp ứng một số tiêu chí chính như sau:

  • Có cùng cấu trúc và menu điều hướng.
  • Thân thiện, báo với họ rằng trang tìm kiếm không còn nữa.
  • Cung cấp cho họ các lựa chọn thay thế (đề xuất các trang liên quan khác).
  • Giúp dễ dàng quay lại trang trước, trang chủ của bạn hoặc các trang quan trọng khác.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Sự thú vị: Trang thông báo lỗi 404 cần được thiết kế mang tính thú vị, vui nhộn để khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi không tìm thấy được thông tin theo nhu cầu.
  • Nội dung tốt: Trang 404 phải đảm bảo có nội dung tốt và thu hút liên kết đến các URL khác, điều này giúp doanh nghiệp tối đa hoá cơ hội tiếp thị, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả.
  • Thiết kế thu hút: Yếu tố màu sắc, phông chữ, đồ hoạ và tính thẩm mỹ của trang 404 cũng phải được tối ưu sao cho đẹp mắt để thu hút người dùng.
  • Công cụ báo cáo: Các lỗi 404 của trang web nên được thiết kế cho phép người dùng báo cáo các vấn đề liên quan đến thiết kế trang web nhằm tăng lượng truy cập.

Làm cách nào để kiểm tra các trang 404?

Cách để kiểm tra xem trang 404 rất dễ dàng, bạn chỉ cần mở một cửa sổ trình duyệt mới và nhập một URL không tồn tại trên trang web của bạn.

Khi trang 404 không được tối ưu, nó nhìn như thế này:
Trang 404 mặc định
Trang 404 mặc định

Điều này không tốt và tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.

Một trang 404 được cấu hình đúng sẽ:

  • Cung cấp một số thông tin hữu ích thay vì hiển thị “Không tìm thấy”
  • Có thiết kế phù hợp với giao diện trang web.
  • Cung cấp các lựa chọn cho người dùng để điều hướng đến các trang khác.

Công cụ SEO kiểm tra lỗi 404 đơn giản

Google Webmaster Tools

Công cụ Google Webmaster Tools chắc hẳn không còn xa lạ gì với các SEOer. Bạn có thể sử dụng tính năng thu thập và thống kê liên kết bị lỗi có trong website để kiểm tra lỗi 404. Để tìm những URL bị lỗi, bạn vào phần Thu thập dữ liệu → Lỗi thu thập dữ liệu.

Dùng Google Webmaster Tools để kiểm tra lỗi 404
Dùng Google Webmaster Tools để kiểm tra lỗi 404

Công cụ Xenu Link Sleuth

Xenu Link Sleuth là công cụ dùng để dò tìm toàn bộ những liên kết của một website chứ không phải chỉ dành riêng để tìm kiếm những liên kết bị lỗi 404. 

Công cụ này sẽ rà soát các liên kết từ trang này sang trang khác sau đó trả về kết quả thống kê đầy đủ. Sau khi đã phát hiện link bị lỗi, bạn nhấn chuột phải vào link và chọn phần Properties để xem link đó nằm ở đâu và khắc phục.

Screaming Frog

Screaming Frog là một trong những công cụ hỗ trợ SEO phổ biến nhất hiện nay, công cụ này cung cấp thêm các chức năng khác để phục vụ việc SEO như phân tích các chỉ số liên kết, kiểm tra liên kết, kiểm tra SEO Onpage.

Screaming Frog được dùng miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn thu thập số lượng liên kết nên nếu muốn dùng thoải mái thì bạn cần trả phí mỗi năm.

Dùng Screaming Frog để kiểm tra lỗi 404
Dùng Screaming Frog để kiểm tra lỗi 404

 

Kết luận

Với những thông tin đã cung cấp trong bài viết trên, Digital Marketing DMA hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn trang 404 là gì và chúng có ảnh hưởng gì đến SEO hay không. Đừng nên dành quá nhiều thời gian để tối ưu hóa các trang 404 của bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng khi không tìm thấy một trang, nó sẽ trả về một trang 404 cụ thể và cung cấp cho người dùng những thông tin khác mà họ đang tìm kiếm.

 

Liên hệ SEO

✅ Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

 

Câu hỏi thường gặp về trang 404

  1. Tại sao tôi lại gặp trang 404 khi truy cập vào một trang web?
    Trang 404 xuất hiện khi bạn truy cập vào một URL không tồn tại trên trang web.
  2. Làm thế nào để khắc phục lỗi trang 404 trên trang web của tôi?
    Bạn cần kiểm tra và sửa các liên kết hỏng, cập nhật URL chính xác và tạo các chuyển hướng hợp lý.
  3. Trang 404 có ảnh hưởng đến việc SEO của trang web không?
    Trang 404 có thể ảnh hưởng đến việc SEO nếu có quá nhiều liên kết hỏng hoặc trải qua nhiều lần chuyển hướng.
  4. Tôi có thể tùy chỉnh giao diện trang 404 để phù hợp với trang web của mình không?
    Có thể tùy chỉnh giao diện trang 404 để phù hợp với trang web của bạn, tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn.
  5. Làm thế nào để chuyển hướng người dùng từ trang 404 đến các trang tương tự hoặc trang chủ của trang web?
    Bạn có thể tạo các liên kết tương tự hoặc chuyển hướng tự động về trang chủ.

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận