Bài 1: Keyword là gì

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu Keyword là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với SEO. Từ khoá là một yếu tố không thể thiếu đối với mọi trang web, chúng giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung mà bạn đang cung cấp, từ đó giúp quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nhờ vậy mà trang web của bạn sẽ càng có nhiều cơ hội hơn để xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.

Keyword là gì?

Hãy bắt đầu với khái niệm Keyword là gì? Keyword có nghĩa là từ khoá, là những từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm trên các Search Engines để có được thông tin mà họ cần. 

Bằng cách thêm từ khoá vào nội dung website, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm đối với những truy vấn nhất định. Từ khoá giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn nội dung website của bạn, đồng thời cũng giúp người dùng tìm kiếm dễ dàng các thông tin mà họ cần.

Tại sao từ khoá lại quan trọng trong SEO?

Có thể bạn cũng đã biết, keyword thật sự rất quan trọng đối với SEO. Khi bạn không sử dụng từ khóa trong content, các công cụ tìm kiếm sẽ rất khó để có thể hiểu được chính xác nội dung mà bạn đang cung cấp, từ đó quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục có thể bị ảnh hưởng. Từ đó, điều này làm bạn đánh mất đi cơ hội nhận được lưu lượng truy cập vào website của mình.

Cách hoạt động của công cụ tìm kiếm là tìm kiếm và đối sánh những thông tin trong chỉ mục với truy vấn của người dùng. Nếu nội dung của bạn đủ hấp dẫn đồng thời đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng thì bạn sẽ được hiển thị trên đầu trang tìm kiếm. Nhìn chung, thứ tự xuất hiện của các trang khi tìm kiếm từ khoá sẽ phụ thuộc vào độ hấp dẫn, tính đầy đủ cũng như độ “chuẩn SEO” của bài viết đó.

Hãy lấy một ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn về điều này:

Giả sử bạn muốn có thứ hạng cao cho sản phẩm “xe đạp điện” và bạn đã tạo ra trang sản phẩm hoàn chỉnh, đã tối ưu về tên sản phẩm, hình ảnh sản phẩm,… Trừ khi bạn nhắc đến từ khoá và cung cấp cho Google biết rằng đó là “xe đạp điện” còn không thì Google sẽ chỉ cho rằng đó là chiếc xe đạp bình thường và đây không phải là điều bạn muốn.

Như vậy, điều bạn nên làm là tìm ra những từ khóa mà mọi người thường sử dụng làm cụm từ tìm kiếm khi họ có nhu cầu tìm kiếm xe đạp điện và đảm bảo rằng những từ khóa này có bao gồm trong nội dung của trang web.

Các loại từ khóa phổ biến

Từ khoá ngắn (Short-tail Keyword)

Từ khoá ngắn thường là những từ dài từ 2 đến 3 từ, còn được gọi là các từ khóa chung. Các từ khóa tìm kiếm chung của một chủ đề nên đây thường là những từ có lưu lượng tìm kiếm cao. Ví dụ như từ khoá “xe đạp điện” phía trên chính là một từ khoá ngắn.

Từ khoá trung bình (Mid-tail Keyword)

Những từ khoá này nằm giữa từ khoá ngắn và từ khoá dài. Mặc dù từ khoá trung bình có lưu lượng truy cập tương đối nhỏ hơn do với từ khoá ngắn nhưng ưu điểm là tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và độ cạnh tranh ít hơn.

Từ khoá dài (Long-tail Keyword)

Từ khoá đuôi dài là những từ khoá có số lượng từ nhiều nhất, hướng đến một đối tượng hoặc một thông tin cụ thể nên thường có độ cạnh tranh thấp. Ngoài ra, do có lưu lượng tìm kiếm thấp nên việc xếp hạng cao đối với các từ khoá này sẽ có phần dễ dàng hơn. Một ví dụ điển hình về từ khoá đuôi dài có thể kể đến như là “giày chạy bộ cho máy chạy bộ”.

Từ khoá thông tin (Informational Keyword)

Từ khoá thông tin là những từ khoá mà người dùng sử dụng khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin chung về một chủ đề, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Người dùng thường sử dụng những từ khoá này trong giai đoạn đầu tiên là giai đoạn nhận thức của quá trình mua hàng. Người mua biết rằng họ muốn mua một sản phẩm cụ thể để giải quyết vấn đề cụ thể nên họ cần thông tin để đưa ra quyết định mua hàng. Ví dụ về từ khoá thông tin có thể là “loại bàn chải đánh răng tốt nhất hiện nay”.

Từ khoá điều hướng (Navigational Keyword)

Đây là loại từ khoá được người dùng sử dụng khi họ đã biết được bản thân cần mua sản phẩm gì và mua ở đâu. Do đó, từ khoá điều hướng có thể ví dụ đơn giản như “xe đạp điện + thương hiệu”.

Trong trường hợp này, người dùng muốn mua xe đạp điện của một thương hiệu cụ thể và họ sử dụng các từ khoá điều hướng để truy cập được chính xác trang web mà họ muốn.

Từ khóa sản phẩm (Product Keyword)

Từ khoá sản phẩm là những từ khoá liên quan đến một sản phẩm cụ thể. Những từ khoá này là những cụm từ hoặc thuật ngữ đề cập trực tiếp đến các dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty. Mỗi thương hiệu cần xác định từ khoá sản phẩm cho tất cả các dịch vụ hoặc sản phẩm của mình để khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy thương hiệu của mình qua bảng kết quả tìm kiếm. Ví dụ nếu bạn tìm kiếm cụm từ “máy in” thì bạn sẽ nhận được kết quả từ những thương hiệu quốc tế nổi tiếng.

Từ khoá vị trí (Locational Keyword)

Những từ khoá này bao gồm mọi thứ liên quan đến một vị trí cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ về từ khoá vị trí như “dịch vụ SEO tại TPHCM”. Từ khoá vị trí có thể bao gồm các từ hoặc cụm từ nhằm hiển thị quảng cáo có doanh nghiệp ở gần người đang tìm kiếm. Trong trường hợp này, từ khoá định vị có thể là “nhà hàng gần đây”.

Nơi để thêm từ khoá của bạn

Chắc chắn đối với một bài blog thì bạn phải phân bổ từ khoá xuyên suốt văn bản, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những vị trí khác mà bạn cũng nên thêm từ khoá.

  • Tiêu đề trang và tiêu đề SEO: Từ khoá phải luôn được thêm vào tiêu đề trang và nó nên được đặt vào ngay đầu tiêu đề. Ngoài ra, tiêu đề SEO hoặc thẻ meta description cũng cần thêm từ khoá.
  • Tiêu đề phụ: Các tiêu đề phụ như H2 hoặc H3 có thể được thêm từ khoá nhưng không có nghĩa là bạn phải thêm từ khoá vào tất cả chúng. Tuỳ thuộc vào độ dài của trang hoặc bài đăng mà bạn có thể bao gồm từ khoá trong một hoặc một vài tiêu đề phụ.
  • Giới thiệu: Đoạn giới thiệu đầu tiên của văn bản thường nên đi thẳng vào vấn đề và có chứa từ khoá để Google xác định được rõ ràng bạn đang muốn nói về điều gì. 
Thêm từ khoá vào đoạn giới thiệu
Thêm từ khoá vào đoạn giới thiệu
  • Alt text của hình ảnh: Chắc chắn rằng một bài đăng của bạn cần phải có hình ảnh liên quan đến chủ đề của nội dung. Hãy tối ưu hoá alt text (văn bản thay thế) của hình ảnh và cố gắng chèn từ khoá vào nó một cách tự nhiên.
  • Slug URL: Slug là phần thứ hai của cấu trúc URL (địa chỉ web) dùng để xác định một trang cụ thể trên trang web. Ví dụ URL của bài đăng này là https://daotaodigital/keyword-la-gi/, slug ở đây là từ khoá chính “keyword là gì”. Bạn nên cố gắng tạo ra các slug rõ ràng, mô tả cho mỗi trang và nên bao gồm từ khoá chính.

Cách sử dụng từ khoá

Khi sử dụng từ khóa cho các trang web của mình, bạn cần chú ý một số điều sau:

Sử dụng vừa phải

Có số lượng từ khoá phù hợp trên trang web của mình là việc rất quan trọng vì nếu không đủ số lượng thì sẽ khó xếp hạng cho từ khoá đó nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì bài viết sẽ giống như bài spam và không phù hợp với trải nghiệm của người dùng, từ đó cũng gây khó khăn cho việc xếp hạng.

Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng từ khoá của mình với số lượng thích hợp tuỳ thuộc vào độ dài của văn bản. Nhìn chung, cụm từ khoá nên chiếm khoảng 2-3% tổng số từ trong văn bản.

Thêm từ khoá một cách tự nhiên

Ngoài việc đâm bảo thêm đủ mà không quá nhiều hoặc quá ít từ khoá vào văn bản, bạn cũng cần đảm bảo tính tự nhiên của câu văn, đoạn văn có chứa từ khoá. Các từ khoá phải là một phần của một câu hợp lý, mạch lạc để người dùng đọc hiểu được về chủ đề đó. Đừng lạm dụng và nhồi nhét các từ khoá khi chúng không có ý nghĩa hoặc khi chúng không mang lại giá trị cho người đọc.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng từ khoá được phân phối xuyên suốt toàn bộ bài viết mà không nên chỉ được đặt vào đoạn đầu tiên hoặc đoạn cuối cùng.

Cách chọn từ khoá

Tuỳ theo nhu cầu mà bạn có thể chọn lọc các từ khoá phù hợp với doanh nghiệp tham khảo các yếu tố sau:

Từ khoá đối sánh cụm từ – Phrase match keywords

Những từ khóa này tìm kiếm các đối sánh chính xác trong tham số tìm kiếm của công cụ tìm kiếm để bắt đầu quảng cáo. Ví dụ bạn có thể tìm kiếm một từ khoá “nha khoa bọc răng sứ” thì một số quảng cáo có thể bật lên hiển thị cho bạn các sản phẩm nha khoa khác. Những quảng cáo này là kết quả của đối sánh cụm từ thường diễn ra trong nền. Đối sánh cụm từ chứa nhiều biến thể để giúp giải thích các từ đồng nghĩa, lỗi chính tả và các thuật ngữ ngụ ý.

Từ khoá đối sánh cụm từ
Từ khoá đối sánh cụm từ

Từ khoá đối sánh chính xác – Exact match keywords

Từ khoá đối sánh chính xác chính là những từ khoá gần giống nhất với từ khoá đuôi ngắn. Các từ khoá này thường được sử dụng để nhắm mục tiêu các nhà quảng cáo có quảng cáo mở ra khi người dùng tìm kiếm một cụm từ cụ thể trên công cụ tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng những từ khoá này để nhắm mục tiêu những người tìm kiếm các cụm từ cụ thể. Cuối cùng, những từ khoá này có thể giúp bạn tăng cơ hội nhận được chuyển đổi.

Từ khoá đối sánh chính xác
Từ khoá đối sánh chính xác

Khối lượng tìm kiếm (Volume)

Khối lượng tìm kiếm cho bạn biết được số lần một từ khoá được tìm kiếm trên Google. Để xác định được khối lượng tìm kiếm này thì bạn cần sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá như: Ahrefs, Moz, Semrush, keywordtool.io,… Thường thì các công cụ này sẽ cung cấp số liệu trung bình hằng tháng.

Volume của từ khoá
Volume của từ khoá

Volume cho phép bạn đánh giá mức độ phổ biến của một truy vấn cụ thể và lượng truy cập tiềm năng mà bạn có thể hướng đến trang web của mình với vị trí cao. Đây không phải là yếu tố duy nhất để xác định mức độ khó của một từ khóa nhất định.

Tính cạnh tranh

Cho dù lượng tìm kiếm của một từ khoá có thể gây cho bạn những ấn tượng nhất định nhưng bạn cũng cần quan tâm đến mức độ cạnh tranh của chúng. Từ khoá càng được tìm kiếm nhiều thì càng có nhiều khả năng là các trang web mạnh khác cũng đang tranh để giành được vị trí hàng đầu.

Hầu hết các công cụ nghiên cứu từ khóa đều có cách đo lường tính cạnh tranh, SEMRush sẽ đưa ra hai số liệu:

  • Độ khó của từ khoá: Số liệu này cho bạn biết mức độ cạnh tranh của việc xếp hạng tự nhiên ở đầu trang kết quả. Điều này dựa trên mức độ uy tín của các trang web đã xếp hạng trên trang đầu tiên.
Độ khó của từ khoá
Độ khó của từ khoá
  • Mật độ cạnh tranh: Cho bạn biết mức độ cạnh tranh của việc xếp hạng quảng cáo ở đầu trang kết quả. Điều này dựa trên mức giá đắt và mức độ mạnh mẽ của nhà quảng cáo hiện tại.
Mật độ cạnh tranh của từ khoá
Mật độ cạnh tranh của từ khoá

Giá của một từ khoá

Khi nói về quảng cáo thì chi phí chắc chắn là yếu tố cần được quan tâm nhiều nhất. Cost per click (CPC) cho phép bạn biết nhà quảng cáo phải trả bao nhiêu tiền mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo của họ sau khi tìm kiếm từ khóa đó.

CPC của từ khoá
CPC của từ khoá

Kết luận

Vậy với những thông tin mà Digital Marketing DMA đã cung cấp phía trên, hy vọng bạn đã hiểu hõ Keyword là gì. Keyword có nghĩa là từ khóa  và đây là một từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào hộp tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Từ khóa có thể là một từ đơn như ‘SEO’ hoặc ‘giày’ hoặc nhiều từ như ‘SEO là gì’ hoặc ‘nhà hàng Ấn Độ gần đây’ hoặc thậm chí nhiều từ hơn như ‘sự khác biệt giữa SEO và SEM là gì’. Sau khi nhấn nút tìm kiếm, các thuật toán của công cụ tìm kiếm sẽ cố gắng tìm các trang tốt nhất có trong chỉ mục và từ đó đưa ra cho người dùng những thông tin tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Liên hệ SEO

Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

Câu hỏi thường gặp về Keyword SEO

  1. Keyword là gì và tại sao nó quan trọng cho chiến lược SEO?
    Keyword là từ hoặc cụm từ người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm. Quan trọng với SEO để tăng lưu lượng truy cập và tương tác.
  2. Làm cách nào để tìm kiếm và chọn từ khóa hiệu quả để tối ưu hóa trang web của tôi?
    Tìm kiếm từ khóa phù hợp với ngành nghề, sử dụng Google Keyword Planner, SEMRush, Ahrefs,…
  3. Có cần sử dụng từ khóa chính nhiều lần trong nội dung trang web và có phải làm sao để tránh quá tối ưu hóa?
    Sử dụng từ khóa chính trong nội dung trang web là quan trọng, nhưng không nên lạm dụng. Hãy viết tự nhiên và chất lượng, đảm bảo nội dung cung cấp giá trị cho người đọc thay vì chỉ tập trung vào từ khóa
  4. Nếu có nhiều từ khóa liên quan, liệu tôi có nên tập trung vào từ khóa chính hay phân chia sự chú ý cho các từ khóa khác nhau?
    Nếu có nhiều từ khóa liên quan, tập trung vào từ khóa chính vẫn quan trọng, nhưng bạn cũng nên phân chia sự chú ý cho các từ khóa khác nhau để đảm bảo mở rộng phạm vi tìm kiếm và tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
  5. Làm thế nào để đánh giá hiệu quả của từ khóa và thay đổi chiến lược SEO của tôi nếu cần thiết?
    Bạn cần sử dụng các công cụ phân tích và theo dõi hiệu suất của từ khóa trên trang web, bao gồm lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, thứ hạng trang, và thời gian ở lại trang. Nếu cần thiết, điều chỉnh chiến lược SEO của bạn bằng cách thay đổi từ khóa hoặc tối ưu hóa nội dung để tăng cường hiệu quả

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận