Bài 3: Tối ưu Meta Description

Trong bài này bạn sẽ tìm hiểu thẻ Tối ưu Meta Description sao cho thân thiện với SEO. Meta Description không chỉ là một đoạn văn ngắn mô tả trang web mà còn có vai trò quan trọng trong việc thu hút người dùng và tăng tỷ lệ nhấp chuột. Một Meta Description hấp dẫn có thể tạo ra sự tò mò và gây chú ý, khơi dậy sự quan tâm của người dùng và khuyến khích họ nhấp vào liên kết của bạn thay vì các liên kết khác trong trang kết quả tìm kiếm.

Thẻ Meta Description là gì?

Thẻ Meta Description của trang cung cấp cho Google và các ng cụ tìm kiếm nội dung tóm tắt của trang. Trong khi tiêu đề của trang có thể là một vài từ hoặc một cụm từ thì thẻ Meta Description của trang có thể là một hoặc hai câu hoặc thậm chí là một đoạn văn ngắn. Giống như thẻ <title>, thẻ Meta Description được đặt trong phần <head> của HTML .

Thẻ Meta Description bị ẩn trên trang nên người dùng bình thường không thể nhìn thấy trên trang web nhưng trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm vẫn có thể đọc giá trị và có thể sử dụng nó để hiển thị.

Ví dụ về Meta Description trong kết quả tìm kiếm của Google
Ví dụ về Meta Description trong kết quả tìm kiếm của Google

Đây là giao diện nếu bạn view HTML của trang:

<meta name=”description” content=“Dịch Vụ Thiết Kế Website trọn gói chuẩn seo giúp khách hàng bán hàng trực tuyến hiệu quả và tạo ấn tượng thương hiệu tốt.” />

Thẻ Meta Description rất quan trọng vì Google có thể sử dụng chúng làm đoạn trích cho các trang của bạn. Lưu ý rằng chỉ là “có thể” bởi vì Google có thể lựa chọn một phần có liên quan trong văn bản của bài viết bạn cung cấp nếu phần đó phù hợp tốt với truy vấn của người dùng.

Việc thêm thẻ Meta Description vào mỗi trang là một phương pháp tốt trong trường hợp Google không lựa chọn được đoạn phù hợp để sử dụng trong đoạn trích.

Description là đoạn giới thiệu nội dung trang và thuyết phục mọi người nhấp vào trang web của bạn thay vì chọn một đối thủ khác.

Làm cách nào để thay đổi Meta Description?

Điều này phụ thuộc vào nền tảng CMS bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể cài đặt công cụ hỗ trợ SEO Yoast SEO và thực hiện các thay đổi trong cài đặt Meta Description .

Thẻ Meta Description trong Yoast SEO
Thẻ Meta Description trong Yoast SEO

Nếu bạn không sử dụng WordPress, thì hãy tìm mục Meta Description có trong cài đặt bài đăng hoặc trang. Nếu chưa có nữa thì nhờ IT code thêm vào để bạn dễ dàng chỉnh sửa.

Vai trò Meta Description trong SEO

Meta Description không quyết định “trực tiếp” đến thứ hạng

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là Meta Description không quyết định trực tiếp đến thứ hạng, có nghĩa là Meta Description không được các thuật toán sử dụng trong quá trình xếp hạng. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng là tiêu đề trang (page title).

Meta Description vẫn quan trọng vì có tác động gián tiếp đến SEO 

Meta Description vẫn là yếu tố rất quan trọng vì đây là những gì người dùng nhìn thấy đầu tiên trong bảng kết quả tìm kiếm nó và liên quan đến SEO. Lý do là vì:

Đầu tiên, một Meta Description được tối tốt về mặt nội dung sẽ khuyến khích người dùng nhấp và truy cập trang web của bạn và dẫn đến tăng lưu lượng truy cập.

Thứ hai, Google hiện đang sử dụng chỉ số CTR (tỷ lệ nhấp) để đo lường những gì người dùng đang tìm kiếm cho một truy vấn cụ thể.

Nếu người dùng thích nhấp vào mục nhập của bạn trong SERPS ( ở bất kể vị trí xếp hạng nào), thì đây là dấu hiệu cho Google biết rằng trang của bạn có thể đáp ứng được mục đích của người dùng tốt hơn các trang còn lại và điều này sẽ dẫn đến việc website của bạn có được thứ hạng cao hơn.

Để tận dụng điều này nhằm tối ưu kết quả SEO, bạn cần đảm bảo rằng nội dung mà bạn cung cấp bên trong trang web có liên quan mật thiết đến thẻ Meta Description nếu không người dùng sẽ thoát trang khi không tìm thấy được thông tin theo đúng nhu cầu và Google không đánh giá cao điều này.

Làm cách nào để tối ưu hóa Meta Description của bạn?

Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng nhất để viết Meta Description được tối ưu hóa.

  1. Mỗi trang nên có một Meta Description duy nhất
  2. Độ dài Meta Description dưới 160 ký tự
  3. Tóm tắt chính xác nội dung trang
  4. Không sử dụng dấu ngoặc kép
  5. Tránh các mô tả được tạo tự động
  6. Chứa các từ khoá
  7. Cung cấp ưu đãi trong thẻ Meta Description
  8. Làm cho nó có thể hành động nhưng đừng lạm dụng nó
  9. Thêm ngày cập nhật gần nhất (nếu có)
  10. Cung cấp cho người dùng lý do để truy cập trang web của bạn (thêm các tính năng và lợi ích của sản phẩm)

Mỗi trang nên có một Meta Description duy nhất

Lưu ý rằng mỗi và mọi trang hoặc bài đăng trên trang web của bạn, bao gồm trang chủ và trang danh mục, chỉ cần có một thẻ Meta Description duy nhất.

Độ dài Meta Description dưới 160 ký tự

Google chính thức tuyên bố rằng “Không có giới hạn về độ dài của thẻ Meta Description, nhưng các đoạn kết quả tìm kiếm sẽ được cắt bớt khi cần thiết, thường là để vừa với chiều rộng của thiết bị” nên bạn hãy cố gắng duy trì độ dài của thẻ meta trong phạm vi dưới 160 ký tự và tránh làm cho các Meta Description của bạn quá ngắn hoặc quá dài.

Tóm tắt chính xác nội dung trang

Meta Description nên chứa càng nhiều thông tin chính của bài viết càng tốt để giúp người dùng hiểu liệu trang web của bạn có hữu ích và phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm hay không. Google có thể tìm ra và xử phạt những website có Meta Description đánh lừa người dùng với những nội dung không liên quan nên tốt nhất bạn đừng làm vậy. 

Ngoài ra, nếu cung cấp một đoạn meta sai lệch với nội dung, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì sẽ làm tăng tỷ lệ thoát trang. Do đó, bạn cần đảm bảo thẻ meta luôn cung cấp chính xác nội dung trong bài viết.

Không sử dụng dấu ngoặc kép

Google sẽ cắt bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép sử dụng trong HTML của thẻ Meta Description khi xuất hiện trên SERP. Do đó, bạn nên loại bỏ tất cả các ký tự không phải chữ hoặc số ra khỏi đoạn meta. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng dấu ngoặc kép, hãy sử dụng HTML Entity để thay thế,

Tránh các mô tả được tạo tự động

Một số CMS tự động tạo thẻ Meta Description dựa trên nội dung được viết trong 160 ký tự đầu tiên của bài viết. Bạn nên chỉnh sửa lại điều này vì có thể dễ dàng nhận thấy thẻ meta này hoàn toàn không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí thân thiện với SEO. 

Chứa các từ khóa

Dù thẻ Meta Description không tác động trực tiếp đến thứ hạng nhưng yếu tố quan trọng nhất khi viết Meta Description là từ khoá. Do đó, bạn cần đảm bảo được nội dung tự nhiên nhưng cũng cố gắng chèn các từ khoá chính vào thẻ meta của mình. Vì thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ đánh dấu từ khoá và làm cho đoạn trích của bạn phù hợp với các truy vấn tìm kiếm.

Cung cấp ưu đãi trong thẻ Meta Description

Thẻ Meta Description sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm cùng với tiêu đề bài viết nên bạn có thể cung cấp cho khách hàng một vài ưu đãi, khuyến mãi nào mà bạn đang thực hiện để kích thích người dùng truy cập website.

Làm cho nó nổi bật nhưng đừng lạm dụng nó

Thẻ Meta Description là yếu tố kích thích người dùng nhấp và truy cập trang web của bạn nhưng đừng lạm dụng nó. Trước khi viết thẻ meta của riêng bạn, nên thực hiện tìm kiếm truy vấn với từ khoá chính là xem đối thủ của bạn tối ưu thẻ meta của họ như thế nào. Từ đó, bạn phải làm cho Meta Description nổi bật hơn và không giống với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.

Thêm ngày cập nhật gần nhất (nếu có)

Người dùng luôn tìm kiếm thông tin được cập nhật mới nhất, vì vậy nếu có thể, hãy thêm thời điểm trang của bạn được cập nhật lần cuối vào thẻ Meta Description. Điều này sẽ làm cho đoạn trích của bạn có liên quan và khách hàng cảm thấy thú vị hơn khi nhấp vào.

Cung cấp cho người dùng lý do để truy cập trang web

Nếu website của bạn đang bán sản phẩm, thì bên cạnh các tính năng của sản phẩm, bạn cũng có thể đưa vào các lợi ích khiến người dùng nên mua hàng từ cửa hàng của bạn như miễn phí vận chuyển, đổi trả, mua hàng hoàn lại tiền, bảo hành trọn đời, v.v.

Tối ưu thẻ Meta Description cho trang chủ

Meta Description của trang chủ cũng chỉ nên được gói gọn dưới 160 ký tự nhưng vẫn phải nêu bật được nội dung chính của website. Bên cạnh đó, nội dung câu chữ cũng phải thật sự thú vị, đưa ra những từ ngữ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. 

Một Meta Description được tối ưu tốt sẽ kích thích được người dùng nhấp vào liên kết mà thậm chí rằng họ còn không nhận ra rằng họ vừa đưa ra quyết định. Họ đang thực hiện những hành động để thỏa mãn sự tò mò mà không suy nghĩ quá nhiều về nó như là một câu quảng cáo thông thường.

Tối ưu thẻ Meta Description cho trang sản phẩm, dịch vụ

Khi viết nội dung thẻ Meta Description cho trang sản phẩm, dịch vụ, bạn cần lưu ý:

Không nên chứa nội dung của trang chủ

Viết thẻ Meta Description cho các trang sản phẩm thường dễ dàng hơn so với khi viết cho trang chủ vì bạn không cần tóm tắt tất cả thông tin doanh nghiệp của mình trong vài chữ. Nếu bạn lại một lần nữa đưa nội dung mô tả trang chủ vào trang sản phẩm thì thông tin chắc chắn sẽ bị loãng, thừa và trùng lặp.

Phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng

Thay vì viết lại nội dung trang chủ, đối với những trang sản phẩm, dịch vụ thì bạn nên mô tả những lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm về sản phẩm đó. Hay nói cách khác, nội dung của thẻ mô tả phải nêu bật lên được giải pháp để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà khách hàng đang tìm kiếm. Điều này sẽ giúp kích thích người đọc click vào website của bạn nhiều hơn. 

Ví dụ khi bạn viết thẻ meta cho bài viết với từ khóa “cách xử lý vết thương”, bạn cần nêu bật được các biện pháp xử lý vết thương chứ không nên nói về những ảnh hưởng khi vết thương không được xử lý cẩn thận.

Để tạo được một thẻ Meta Description tốt cho sản phẩm, dịch vụ, bạn có thể tham khảo những gợi ý như sau:

  • Phải nêu được điểm khác biệt của sản phẩm so với đối thủ.
  • Cung cấp được giải pháp, lợi ích mà khách hàng nhận được.
  • Viết hoa một số từ quan trọng nhưng đừng viết hoa toàn bộ.
  • Sử dụng Call to Action hoặc từ ngữ khơi gợi sự tò mò, hứng thú của người dùng.
  • Sử dụng một câu kết bỏ dở trong thẻ meta cũng là một cách để tăng tỷ lệ nhấp.

Cách thêm Emoji vào thẻ Meta Description

Ngoài việc tuân thủ theo thuật toán của Google để tối ưu thẻ Meta Description thì việc thêm các emoji vào nội dung cũng sẽ giúp trang web của bạn trở nên nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Từ đó, tỷ lệ nhấp chắc chắn cũng sẽ cao hơn. 

Bên cạnh đó, emoji ngày nay cũng được yêu thích bởi rất nhiều người trẻ, biến những nội dung khô khan, cứng nhắc trở nên thú vị và mềm mại, dễ tiếp thu hơn. Nếu muốn thêm emoji vào thẻ Meta Description hay Page title, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website amp-what.com và truy cập vào các biểu tượng cảm xúc thú vị cùng các mã hoạt động trên Yoast SEO.

Lựa chọn Emoji theo nhu cầu
Lựa chọn Emoji theo nhu cầu

Bước 2: Nhấp vào emoji mà bạn muốn rồi sao chép mã của emoji đó.

Sao chép mã Emoji
Sao chép mã Emoji

Bước 3: Dán mã emoji vào thẻ Meta Description hoặc Page title. Lưu ý rằng emoji không phải lúc nào cũng được hiển thị dưới dạng bản xem trước trong Yoast SEO. 

 

 

Kết luận

Vậy với thông tin đã được cung cấp trong bài viết trên, Digital Marketing DMA hy vọng bạn đã hiểu hơn Meta Description là gì. Khi viết thẻ Meta Description, hãy luôn nghĩ đến người dùng và cách bạn có thể ‘thuyết phục’ họ nhấp vào website của bạn. Điều này sẽ không chỉ tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền của bạn mà còn có thể ảnh hưởng tích cực đến quá trình SEO. Hãy nhớ rằng Google đang liên tục thử nghiệm các thay đổi mới và độ dài Meta Description là một trong số đó, vì vậy hãy thường xuyên theo dõi các thay đổi. Cuối cùng, đừng quên kiểm tra xem Meta Description của bạn trông như thế nào trên tất cả các thiết bị, kể cả điện thoại di động và máy tính bảng, vì có một số khác biệt trong cách Google hiển thị đoạn kết quả tìm kiếm trên các thiết bị đó.

 

Liên hệ SEO

✅ Dịch vụ SEO ⭐ SEO tổng thể, SEO từ khóa
✅ Giá SEO ⭕ Rẻ nhất thị trường
✅ Thời gian SEO ⭐ 8 – 12 tháng.
✅ Từ khóa ⭕ Top 1-3, 1-5, 1-7, 1-10
✅ Cam kết ⭐ An toàn và bền vững
✅ Chuyển đổi ⭕ Tối ưu cao nhất

 

Câu hỏi thường gặp về Meta Description

  1. Meta Description là gì và tác dụng của nó trong SEO?
    Meta Description là một phần tử HTML mô tả ngắn gọn về nội dung của trang web. Nó được sử dụng để cung cấp thông tin về trang đó cho các công cụ tìm kiếm và người dùng.
  2. Meta Description có quan trọng không?
    Meta Description quan trọng trong SEO vì nó ảnh hưởng đến quyết định của người dùng khi chọn xem trang trong kết quả tìm kiếm.
  3. Có quy định về độ dài và định dạng của Meta Description không?
    Không có quy định về độ dài Meta Description. Tuy nhiên, để đảm bảo hiển thị đầy đủ trong kết quả tìm kiếm, nên giới hạn khoảng 150-160 ký tự.
  4. Meta Description có ảnh hưởng đến việc tăng click-through rate (CTR) không?
    Meta Description có thể ảnh hưởng đến tăng CTR bởi vì nó giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung trang và quyết định xem trang hay không.
  5. Làm thế nào để viết một Meta Description hấp dẫn và thu hút người dùng?
    Để viết một Meta Description hấp dẫn, nên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và mô tả tốt về nội dung của trang

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận